Luật sư Vũ Đức Thịnh

Giành quyền nuôi con khi vợ tái hôn được không?

Chào luật sư, cho em hỏi trường hợp giành quyền nuôi con khi một bên lập gia đình mới (tái hôn) như sau: Em ly hôn được 7 tháng. Con chung 4 tuổi do em nuôi dưỡng. Em và con sống với ông bà ngoại. Gia đình em có đầy đủ điều kiện để nuôi con. Mỗi tuần bé qua nội chơi 3 ngày và trong đó có ngủ ở bên nội 1 đêm. Em dự định sẽ tái hôn để có gia đình hoàn chỉnh cho con em để bé không mặc cảm.

Nhưng ba của bé tuyên bố sẽ giành lại con nếu em tái hôn vì sợ cha dượng sẽ không tốt với con em. Ba của bé thì sống chung với ông bà nội. Khi ở bên nội thì người chăm sóc chủ yếu cho bé là ông bà nội. Còn ba bé rất ít thời gian rảnh vì phải tranh thủ đi làm kiếm tiền trả nợ. Em lo liệu ba của bé có giành được quyền nuôi con không và nếu giành được em rất lo về bên đó sống bé sẽ không được dạy dỗ cẩn thận. Mong luật sư tư vấn giúp em!

1. Tư vấn: Vợ tái hôn, chồng có được giành quyền nuôi con không? 

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

- Về thay đổi người trực tiếp nuôi con khi một bên tái hôn

Căn cứ theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

Xem trích dẫn quy định về thay đổi người nuôi con"

Theo quy định trên, việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn trong hai trường hợp: do thỏa thuận của các bên và trường hợp người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

>> Tư vấn về giành lại quyền nuôi con khi đã ly hôn, gọi: 1900.6169

- Về điều kiện giành quyền nuôi con

Để đáp ứng đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, giáo dục con bạn có thể than khảo bài viết chúng tôi tư vấn tương tự sau:

>> Tư vấn điều kiện giành quyền nuôi con sau ly hôn

---

2. Thay đổi quyền trưc tiếp nuôi con sau ly hôn theo quy định thế nào?

Câu hỏi:

Tháng 3 năm 20xx tôi và vợ tôi li hôn. Giữa chúng tôi có một con chung 3 tuổi. Sau khi li hôn vợ tôi được toà chấp thuận cho nuôi con. Vợ tôi cùng con về nhà đẻ ở. Được mấy tháng vợ tôi đi lấy người khác và để con lại cho ông bà ngoại. Con tôi hiện giờ mới được hơn 3 tuổi. Vợ đã kết hôn với người khác và bây giờ không có thời thời gian chăm sóc cho con.

Giờ tôi muốn được quyền nuôi con thì có đúng theo pháp luật hiện hành không? Và tôi cần những thủ tục như nào? Rất mong được công ty hướng dẫn giúp. tôi xin cảm ơn.

Trả lời:

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn, trường hợp của bạn, công ty có bài viết tư vấn tương tự. Bạn tham khảo thông tin theo đường link hướng dẫn sau:

>> Thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn

Nếu con bạn trên 36 tháng tuổi, bạn có căn cứ chứng minh vợ bạn không có trực tiếp chăm sóc con, không tạo điều kiện tốt nhất cho con và không có thời gian quan tâm chăm sóc con thì bạn có thể nộp đơn yêu cầu Tòa án thay đổi quyền nuôi con. 

---

3. Thay đổi người nuôi con sau ly hôn cần những điều kiện gì?

Câu hỏi:

Xin chào luật sư ạ! Cho phép e hỏi vài điều! Vợ chồng em đã li hôn khi con gái em được 6 tuổi, nhưng do lúc đó em chưa có công việc ổn định lại không có nhà cửa nên toà án giải quyết cho chồng nuôi con,nhưng trong quá trình nuôi con mỗi lần em đón con gia đình nhà chồng và chồng đều gây khó khăn.

Hiện nay em có điều kiện ổn định như mở trường mầm non tư thục có thu nhập ổn định,có đất đứng tên em,có thời gian chăm sóc con ,và con gái em cũng đã được 8 tuổi nguyện vọng cháu cũng muốn ở với mẹ thì liệu em có khả năng chiến thắng giành quyền nuôi con không ạ!và đặc biệt giờ công ty của chồng không làm ăn được nên lương rất thấp lại hay nhậu nhẹt bia rượu không có thời gian chăm lo cho con ! em xin cảm ơn 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn đến công ty Luật Minh Gia, với câu hỏi của bạn chúng thôi tư vẫn như sau:

- Thứ nhất: Về việc cản trở quyền tham nom, chăm sóc con

Như bạn trình bày thì quyền "thăm nom, chăm sóc con" của bạn sau khi ly hôn bị gia đình cản trở gây khó khăn.

Tại Khoản 2 điều 83 luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: "Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom,chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con".

Căn cứ quy định trên thì iệc gia đình chồng bạn cản trở bạn đến đón thăm nom, chăm sóc con của bạn là trái với quy định của pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái của bạn. Vậy bạn có thể yêu cầu họ chấm dứt thực hiện những hành vi cản trở trên để bạn có thể thực hiện quyền của mình.

Thứ 2:  Về thay đổi người trực tiếp nuôi con

Căn cứ quy định tại điều luật hôn nhân và gia đình về Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

"Xem trích dẫn quy định pháp luật"

Theo như thông tin bạn cung cấp thì hiện tại kinh tế cả bạn khá vững chắc còn chồng bạn thì đang gặp khó khăn về kinh tế lại còn hay nhậu nhẹt không chăm sóc con điều này đáp ứng căn cứ quy định tại điểm b khoản 2 điều này là " Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con".

Và tại khoản 3 đều này quy định "Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên" như bạn đã nói con của bạn hiện đã được 08 tuổi và có nguyện vọng ở với bạn.

Với hai căn cứ trên bạn hoàn toàn có thể gửi yêu cầu toàn án thay đổi người trực tiếp nuôi con. Có lợi thế là con có nguyện vọng sống cùng mẹ và nếu bạn chứng minh và tòa thấy được thực tế chồng bạn không đủ điều kiện về kinh tế để nuôi con, hơn nữa còn nhậu nhẹt bia rượu không chăm sóc tốt cho con mà bạn đáp ứng đủ điều kiện nuôi thì khả năng tòa án quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con từ chồng bạn sang cho bạn là khá cao. Bạn hoàn toàn có thể yêu cầu trong việc giành quyền nuôi con của mình.

Trên đây là nội dung tư vấn về: Giành quyền nuôi con sau ly hôn do một bên tái hôn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ bạn vui lòng liên hệ: 1900.6169 để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo