Luật sư Lê Văn Chức

Vợ đơn phương ly hôn, chồng đòi quyền nuôi con.

Gửi luật minh gia ! cho tôi hỏi về một bên yêu cầu ly hôn và tranh giành quyền nuôi con như sau: Tôi năm nay 26t công việc là làm kỹ thuật cho công ty X ,tháng 1 năm 201x Toi kết hôn ,bay giờ tôi đã có bé được 2 tháng tuổi . Từ khi kết hôn chồng tôi không hề tôn trọng vợ điều đó thể hiện : chưa khi nào chồng tôi làm việc gì hay đi đâu mà nói với vợ 1 câu ,vợ có hỏi thì nói đi có việc cho qua chuyện,

Thu nhập tính trên sổ sach thi có nhưng chông tôi chưa lo đựợc gì trong gia đinh cả từ ăn uống cho đến chi tiêu ,con cái ,còn lấy tiền mà tôi gianh để nuôi con nho đi tiêu ,ngoài ra còn nợ nần bên ngoài hơn trăm triệu ,vợ hỏi thì không khi nào nói thật thà cả .Tôi là vợ đương nhiên phải khuyên chồng khi sai khi đúng nhưng không có hiệu qủa .mặc dù làm gì từ lớn đến nhỏ là nhờ vợ nhưng chỉ xem vợ là vợ khi có việc để nhờ ,đánh vợ thì không thương tiếc khi đánh chi nhè vào mắt và đầu để đanh ,trong khi tôi vừa sinh con chua đay 2 tháng .Vi thế tôi quyết đinh ly hôn và muốn được nuôi con nhưng chồng nói sẽ ký đơn khi tôi để a nuoi con ,bây giờ tôi phải làm sao ? Trình tự như thế nào ? Mong luật sư giúp đỡ ! Theo quy định tại Luật Hôn nhân gia đình.

 

Nội dung tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi nội dung yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với những thắc mắc của bạn, chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn như sau:

Thứ nhất, về vấn đề giải quyết ly hôn giữa chồng bạn và bạn

Theo như bạn trình bày thì chông bạn thường xuyên có hành vi bạo lực gia đình, bây giờ bạn kiên quyết muốn ly hôn nhưng chồng bạn yêu cầu phải có điều kiện được nuôi con mới đồng ý ký vào đơn ly hôn. Đối với trường hợp này bạn có thể hồ sơ xin ly hôn và gửi ra Tòa án nhân dân cấp huyện để được giải quyết theo quy định tại Khoản 1 Điều 56, Luật Hôn nhân gia đình 2014:

Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1.Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”.
 
Hồ sơ xin ly hôn bao gồm:

- Đơn xin ly hôn ( theo mẫu).

- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn ( bản chính).

- Sổ hộ khẩu ( bản sao có chứng thực).

- Chứng minh thư nhân dân/ hộ chiếu ( bản sao chứng thực).

- Giấy khai sinh của con ( bản sao chứng thực).

- Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, đăng ký xe…
 
Thứ hai, về vấn đề nuôi con:
 
Theo quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định:
 
“ Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.

Theo quy định trên thì vợ chồng bạn có quyền được thỏa thuận về việc nuôi con. Nếu như không thỏa thuận được thì bạn là mẹ nên được quyền chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con ( do con bạn dưới 36 tháng tuổi).

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo