LS Thanh Hương

Vợ có quyền khởi kiện khi chồng ngoại tình không?

Hành vi ngoại tình là gì? Pháp luật hiện hành có xử lý hành vi ngoại tình không? Trường hợp người chồng chung sống với người khác dẫn đến ly hôn thì vợ có quyền khởi kiện chồng về hành vi ngoại tình không? Trách nhiệm pháp lý của các bên khi có hành vi ngoại tình?

1. Luật sư tư vấn hành vi ngoại tình

Vấn đề “ngoại tình” không còn hiếm gặp trong xã hội hiện nay và luôn là vấn đề nhức nhối với mỗi gia đình. Tuy nhiên, “ ngoại tình” không phải là ngôn ngữ pháp lý, mà chỉ là ngôn ngữ của đời sống, là cách gọi của hành vi một người đã có vợ, có chồng mà phát sinh quan hệ tình cảm với người khác. Nhưng trên thực tế không phải hành vi “ngoại tình” nào cũng bị xử lý và chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Hiện nay, pháp luật chỉ có quy định xử lý hành vi người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.

Trường hợp bạn gặp khó khăn trong việc xác định hành vi “ngoại tình” nào sẽ bị pháp luật xử lý thì bạn có thể gửi câu hỏi đến Luật Minh Gia hoặc gọi Hotline1900.6169 để được chúng tôi hỗ trợ.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Vợ có quyền khởi kiện khi chồng ngoại tình không?

Nội dung yêu cầu tư vấn: Cho tôi hỏi: bố mẹ tôi đã kết hôn nhiều năm, nhưng gần đây khoảng 8 tháng tôi và mẹ đã bắt gặp bố tôi trong nhà của một người phụ nữ khác, kể từ đó bố đã bỏ nhà đi và bị người xung quanh cho biết cha tôi vẫn còn qua lại với người đó, bố tôi làm đơn xin ly hôn và đã ra tòa hòa giải nhưng không được nên tòa quyết định cho ly hôn, nhưng vẫn còn 15 ngày bản quyết định mới có hiệu lực vậy mẹ tôi có thể làm đơn kiện hai người đó ngoại tình xúi giục bố tôi ly hôn và bị truy cứu trách nhiệm hình sự được không? Tôi xin cảm ơn

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia. Vấn đề bạn đưa ra chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Theo quy định tại điểm c khoản 2 điều 5 Luật hôn nhân gia đình về các hành vi cấm:

"c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ"

Theo quy định tại mục 3 Thông tư liên tịch số 01/ 2001/ TTLT - BTP - BCA - TANDTC - VKSNDTC

“Chỉ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng trong các trường hợp sau đây:

a, Hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng gây hậu quả nghiêm trọng.

Hậu quả nghiêm trọng có thể là làm cho gia đình của một hoặc cả hai bên tan vỡ dẫn đến ly hôn, vợ hoặc chồng, con vì thế mà tự sát, v..v…

b, Người vi phạm chế độ một vợ, một chồng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm

Điều 182 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội xâm phạm chế độ một vợ, một chồng như sau:

"Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó."

Tội vi phạm chế độ một vợ một chồng là hành vi của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm

Cấu thành tội này đảm bảo các yếu tố:

Chủ thể: Người phạm tội phải là người đang có vợ hoặc có chồng hoặc một trong hai người phải là người đang có vợ hoặc đang có chồng

Khách thể: Vi phạm chế độ một vợ, một chồng

Mặt chủ quan: Người phạm tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng có thể có một trong các hành vi sau:

Đang có vợ hoặc có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác.

Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có

Gây ra hậu quả nghiêm trọng như: Người vợ hoặc người chồng hợp pháp phải bỏ việc, phải tốn kém tiền của để lo giải quyết hàn gắn quan hệ vợ chồng hoặc do quá uất ức với hành vi vi phạm của người chồng hoặc người vợ mà sinh ra bệnh tật, tự sát....

Mặt khách quan: Người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý

Việc bố bạn chung sống với người phụ nữ khác chưa dẫn đến hậu quả nghiêm trọng

Do vậy trường hợp này khó có thể hởi kiện họ vì tội xâm phạm chế độ một vợ, một chồng.

----------

>> Giải đáp thắc mắc về vi phạm luật HNGĐ, gọi: 1900.6169

Câu hỏi thứ 2 - Ly hôn và quyền trực tiếp nuôi dưỡng con quy định theo pháp luật thế nào?

E năm nay 32 tuổi. Có 2 con 7 tuổi và 3 tuổi. Công việc của em  làm kế toán còn chồng làm công an. Nhưng em thường xuyên bị anh ta đánh đập rất dã man mỗi khi nhậu say, lần gần đây nhất là đập đầu em vào tường trước mặt các con đến nỗi phải vào viện chụp hình. Vì anh ta làm công an nên lần nào em cũng nín nhịn sợ ảnh hưởng đến công việc, nhưng em không thể im lặng mãi. E phải làm sao mong luật sư tư vấn em muốn ly hôn dành quyền nuôi 2 con được không? Thủ tục cần những gì. Em  xin cảm ơn.

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự cụ thể sau đây:

>> Thủ tục ly hôn đơn phương và quyền trực tiếp nuôi con sau ly hôn.?

>> Căn cứ ly hôn theo yêu cầu một bên

Theo đó, đối với hành vi bạo lực của chồng thì bạn có quyền làm đơn gửi cơ quan công an để giải quyết. Về vấn đề ly hôn thì trường hợp hai vợ chồng không thỏa thuận được thì có quyền làm đơn đơn phương ly hôn gửi Tòa án huyện nơi chồng đang cư trú để giải quyết.

Về quyền nuôi con: Đối với cháu 7 tuổi Tòa sẽ phụ thuộc vào ý chí của chau muốn ở ai để Tòa án quyết định. Đối với cháu 3 tuổi thì việc có giành được quyền nuôi hay không sẽ do Tòa án quyết định trên cơ sở chứng minh yếu tố để đảm bảo lợi ích cho con, gồm  yếu tố vật chất: bao gồm khả năng kinh tế, điều kiện chỗ ở, sinh hoạt… của cha, mẹ; yếu tố tinh thần: bao gồm thời gian chăm sóc, đời sống tinh thần mà cha mẹ dành cho con...Trên cơ sở chứng minh Tòa sẽ xác định người trực tiếp nuôi con khi ly hôn. Trong trường hợp này, để giành được quyền nuôi con thì bạn phải chứng minh trước Tòa án về điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng con của bạn tốt hơn chồng bạn. Tuy rằng, thu nhập của chồng bạn cao hơn của bạn nhưng thu nhập đó lại được tạo ra từ những nguồn thu nhập bất chính: vay lãi suất cao, lô đề, cờ bạc. Việc giao con cho chồng bạn nuôi dưỡng có thể ảnh hưởng xấu đến nhân cách, sự phát triển của cháu.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo