Luật sư Đào Quang Vinh

Vợ chồng ly hôn thì quyền nuôi con thuộc về ai?

Luật sư tư vấn về vấn đề vợ chồng ly hôn vì chồng cấm cản vợ đi ra ngoài với bạn bè, đánh đạp lăng mạ vợ trước mặt đồng nghiệp và các con. Nội dung tư vấn

Nội dung tư vấn: Thân gửi luật sư !Em có 1 vài vấn đề mong luật sư tư vấn giúp ạ.Con có chị gái đã lập gia đình từ năm 2007 và anh chị em hiện tại đang có 2 con, 1 bé trai sinh năm 2008, bé gái 2012. Cả 2 anh chị đều là nhân viên nhà nước nhưng mức thu nhập của anh rể cao hơn chị em. Nguyên nhân dẫn đến chuyện ly hôn là chị em vay tiền làm ăn mà không nói cho chồng biết, khi chuyện vỡ lỡ ra thì mẹ em đã đứng ra trã nợ được gần hết rồi. Từ đó trở đi thì người chồng luôn cấm cản chị em đi chơi, đi ra ngoài, đi giao lưu với công ty về thì nhốt ngoài không cho con trai mở cửa cho mẹ vào, chị em nói về làm vợ thì tròn trách nhiệm, đi làm về cơm nước cho chồng con, đưa đón con đi học, chỉ có cái là sống theo thời hiện đại nên thích đi cà phê, chơi với bạn bè. Ngày 10/6 vừa qua chị em có chuyến du lịch hè với trường học nơi chỉ đang công tác, người chồng không cho đi. Nhưng chị em vẫn đi, và bị chồng chở theo thằng con trai tới trường mẹ nó nhục mạ nhân phẩm mẹ nó trước mặt nó và đồng nghiệp chỗ làm, kêu mẹ nó đi theo trai. Sau khi về nhà chì anh ta đánh chị em rất dã man, con trai chứng kiến hết và cang ngăn ba nó. Sau đó chị em dắt đứa con gái về nhà người quen trú, và cậu con trai bị ba nó cấm cửa bên nhà nội không cho về ngoại. Chị em có nhắn tin nói hàn gắn nhưng anh ta không trả lời, khi chị em dắt con gái về, thì con trai thấy mẹ thì chạy theo không chịu về với ba nó nữa. và từ đó ổng luôn nhắn tin đe dọa không cho con trai về với ổng thì ổng ghết chết hết như thảm sát bình phước. Những tin nhắn rất ghê sợ, cậu con trai thì chỉ muốn ở với mẹ không ở với ba. và anh ta thì đi loan tin khắp nơi là chị em đi theo trai thì cái này có thể được gọi là bôi nhọ nhân phẩm chị em không ạ.Thì theo luật sư khi ra tòa chị em có thể nuôi được 2 đứa nhỏ không ạ. Cả gia đình em thì dư sức lo cho cháu. Em xin cảm ơn luật sư ạ-- Thanks & Best regards

 

Trả lời:

Theo Luật hôn nhân gia đình năm 2014 Điều 56 quy định về Ly hôn theo yêu cầu của một bên

 

“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

 

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

 

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia”.

 

Theo như trình bày của chị thì chồng chị luôn cấm cản chị chị đi chơi, đi ra ngoài, đi giao lưu với công ty về thì nhốt ngoài không cho con trai mở cửa cho mẹ vào, chị chị về làm vợ thì tròn trách nhiệm, đi làm về cơm nước cho chồng con, đưa đón con đi học. Ngày 10/6 vừa qua chị chị có chuyến du lịch hè với trường học nơi chỉ đang công tác, người chồng không cho đi. Nhưng chị chị vẫn đi, và bị chồng chở theo thằng con trai tới trường  nhục mạ nhân phẩm trước mặt nó và đồng nghiệp. Anh chồng còn đánh chị chị rất dã man trước sự chứng kiến của con cái. Theo như mục đích của hôn nhân là xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững và do vợ chồng cùng vun đắp. Nếu một bên không chăm lo gia đình, hơn nữa lại có những thói quen xấu làm thiệt hại, ảnh hưởng đến việc gây dựng và sự phát triển tính cách của con cái...thì coi như mục đích của hôn nhân không đạt được. Tuy nhiên, nếu vì mâu thuẫn trong đời sống vợ chồng mà một bên cương quyết ly hôn thì việc Tòa án có chấp nhận yêu cầu ly hôn hay không sẽ phụ thuộc vào sự nhận định của Tòa về tình trạng hôn nhân của vợ chồng dựa trên những căn cứ nêu trên đây. Nếu xét thấy hôn nhân giữa hai bên còn cứu vãn được, Tòa án sẽ bác yêu cầu ly hôn. Ngược lại, nếu đủ căn cứ chứng minh hôn nhân không thể tiếp tục thì Tòa án sẽ chấp nhận yêu cầu ly hôn.

 

Căn cứ theo Luật hôn nhân gia đình, tại điều 81 quy định:

 

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

 

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

 

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.

 

Về nguyên tắc, sau khi ly hôn, ai là người trực tiếp nuôi con do vợ, chồng thỏa thuận với nhau và được ghi nhận trong bản án. Vợ hoặc chồng vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

 

Trường hợp vợ, chồng không thể thỏa thuận với nhau thì yêu cầu Tòa án quyết định. Việc quyết định này căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con như là: điều kiện học tập, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, đi lại… Như vậy, người nào có lợi thế về kiều kiện kinh tế hơn sẽ chiếm nhiều ưu thế trong việc giành quyền nuôi con. Tuy nhiên, nếu con từ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Nếu con dưới 36 tháng tuổi được mẹ trực tiếp nuôi, ngoại trừ trường hợp người mẹ không đảm bảo điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc hai bên bố mẹ có sự thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Cần lưu ý trong một số trường hợp, cha mẹ sẽ bị hạn chế quyền với con chưa thành niên. Cụ thể như sau:

 

- Cha, mẹ bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

 

- Cha, mẹ phá tài sản của con

 

-- Cha, mẹ sống đồi trụy

 

- Cha, mẹ xúi giục hay ép buộc con làm những điều trái pháp luật, trái luân thường đạo lý và đạo đức xã hội.

 

Theo như trình bày của chị thì con trai chị chị sinh năm 2008 tính đến năm 2017 là  9 tuổi, con gái chị chị sinh năm 2012 tính đến năm 2017 là 5 tuổi. Khi ly hôn pháp luật quy định vợ chồng chị chị thỏa thuận về quyền nuôi con, trường hợp của con trai chị đủ 9 tuổi thì phải tham khảo cả ý kiến của người con, nếu con trai chị chị cũng muốn ở với chị chị và chị ấy đủ điều kiện nuôi cháu thì tòa án có thể giải quyết giành quyền nuôi bé trai cho chị ấy, còn bé gái mới 5 tuổi nên cần sự thỏa thuận của hai vợ chồng và tòa án sẽ căn cứ vào những điều kiện nuôi con khác để xác định được anh chồng hay chị vợ có quyền được nuôi con.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng.
CV tư vấn: Châm Anh - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo