Nguyễn Thu Trang

Vợ chồng đang hạnh phúc có được đơn phương ly hôn ?

Tư vấn về việc vợ chồng đang hạnh phúc nhưng vì mâu thuẫn với mẹ chồng có được đơn phương ly hôn hay không ? Và nếu Tòa án giải quyết cho ly hôn thì làm thế nào để giành quyền nuôi con

Câu hỏi: Chào luật sư ! Vợ chồng e kết hôn cuối năm 2014 và có chung 1 cháu gái đã được 33 tháng tuổi. Trong quá trình ở dưới này vợ chồng e vẫn hạnh phúc, chỉ có điều mẹ chồng con dâu ko đc hợp nhau đã có lần xích mích mâu thuẫn. Tết vừa rồi ra vợ chồng e vẫn đi du lịch bình thường xong về làm bình thường nhưng có thể mâu thuẫn mẹ chồng con dâu là khó hàn gắn vợ e đòi ra ở riêng. E đồng ý nhưng chưa làm ngay vì chờ thêm thời gian để nhà e xây chỗ mới. Tuy nhiên vì thế vợ e quay sang giận e và e bức xúc quá 2 vợ chồng chiến tranh lạnh 3 tuần. Sau đó e chủ động nhắn tin trước và nói với vợ về vấn đề ra ở riêng các thứ thì vợ e nhắn tin lại luôn là đòi chia tay e ko đồng ý thì nhất quyết đòi đơn phương ly hôn. Vợ e quay sang nói tất cả vấn đề ngày xửa ngày xưa rồi vin hết tất cả lí do khác mặc dù thời gian về Hp ở v/c e vẫn rất hạnh phúc. Thì cho e hỏi anh/ chị 2 điề

- 1 là nếu vợ e cứ khăng khăng đòi ly hôn thì có đc chấp thuận hay ko ạ vì e ko bỏ vợ và cũng ko muốn bỏ vợ 

- 2 là nếu giả sử toà đồng ý cho ly hôn đơn phương thì cũng mất thêm vài tháng nữa mới đồng ý khi đó con e trên 36 tháng tuổi ( thêm nữa là con e ở dưới Hp cùng ông bà nội học mẫu giáo ở dưới này, 2 vc cùng ông bà đều yêu thương cháu kinh tế 2 bên gia đình đều tốt chỉ có cái vợ chồng e làm nhà nước mới làm nên cũng phụ thuộc vào bố mẹ 1 phần nếu tách ra mà tự lo nói thật vẫn giữ công việc này thì ko lo đc riêng cho cháu, trừ khi ra ngoài làm công ăn lương ). E muốn giành quyền nuôi con nếu chuyện xấu nhất xảy ra thì e phải làm nhưng gì để có đc lợi thế nhất ạ ?E cảm ơn và mong muốn a /c tư vấn giúp e !

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

Thứ nhất, yêu cầu ly hôn của vợ bạn sẽ không được Tòa án chấp nhận

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:

“ 1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được…”

Trong trường hợp của bạn, hai vợ chồng bạn vẫn đang sống với nhau hạnh phúc vui vẻ, mâu thuẫn duy nhất xuất phát từ mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu nên theo quy định của pháp luật thì Tòa án sẽ không giải quyết yêu cầu ly hôn của vợ bạn.

Thứ hai, nếu tòa án giải quyết yêu cầu ly hôn và bạn muốn giành quyền nuôi con

Thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu ly hôn con bạn đã trên 36 tháng tuổi. Vậy nên, theo quy định tại Điều Khoản 2 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì:

“ 2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con…”

Theo quy định này, nếu bạn và vợ bạn không thỏa thuận được về vấn đề nuôi con sau ly hôn thì Tòa án sẽ căn cứ vào điều kiện về kinh tế, môi trường, khả năng đáp ứng nhu cầu của con, phẩm chất của người nuôi con…để từ đó giao cho một bên nuôi con trên cơ sở khả năng tạo điều kiện tốt nhất cho con bạn.

Để đưa ra quyết định giao con cho ai thì Tòa án thường căn cứ vào các yếu tố sau:

+ Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha, mẹ;

+ Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn … của cha mẹ.

Vì thế, nếu bạn muốn giành quyền nuôi con, thì bạn phải chứng minh thu nhập của bạn cao và ổn định hơn vợ bạn; môi trường giáo dục cho con bạn nếu ở với bạn sẽ tốt hơn; chứng minh phẩm chất đạo đức của mình là tốt,…thì Tòa án sẽ căn cứ vào những điều kiện trên sẽ xem xét cho bạn được giao quyền trực tiếp nuôi con.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo