Luật sư Vũ Đức Thịnh

Vợ chồng có trách nhiệm liên đới trả nợ chung?

Luật sư tư vấn miễn phí trường hợp con dâu không có hộ khẩu chung với nhà chồng, chồng bị tòa xử liên đới trách nhiệm phải trả nợ với vợ, nhưng chồng có quyền sở hữu tài sản trong khối tài sản chung của gia đình thì giải quyết thế nào? Cụ thể:

Tôi nhờ luật sư tư vấn trường hợp tình huống sau: Nguyên vào tháng x năm 201x gia đình A có con dâu (vợ người con trai thứ 3) bị vỡ nợ do hụi hè, mà con dâu không có hộ khẩu chung A, nhưng khi ra tòa thì con trai thứ 3 ở chung nhà với A bị tòa xử liên đới trách nhiệm phải trả nợ với vợ, liên quan đến quyền sở hữu đất đứng tên người con trai thứ 3 của ba mẹ A, và căn nhà 6 tầng cất tọa lạc tại diện tích đất đó (mà tài sản chung này do Ba, Mẹ A dành dụm mua trước năm 200x), vậy theo quy định pháp luật thì trách nhiệm thi hành án của người con trai thứ 3 thì có liên quan gì đến tài sản chung của ba mẹ A tất cả chứng cứ chứng minh tài sản đất và nhà là của chung Ba, mẹ A, nhưng đến thời điểm này Ba, mẹ A đã qua đời. Như vậy Luật quy định xử án khởi kiện dân sự như thế nào, vậy áp vào quy định người hưởng thừa kế thì phần tài sản chung của Ba, mẹ A tòa xử ra sao? Xin Luật sự giúp đỡ tư vấn cho tôi được thấu hiểu? Trân trọng cám ơn. Kính chào luật sư.

 

Vợ chồng có trách nhiệm liên đới trả nợ chung?
Vợ chồng có trách nhiệm liên đới trả nợ chung?

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

- Thứ nhất, về trách nhiệm liên đới thực hiện nghĩa vụ dân sự của vợ chồng

Tại Khoản 2 Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng như sau:

“2. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này.”

Ngoài ra, tại Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng:

“Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.”

Theo quy định trên, nếu người con dâu thứ 10 vay tài sản với một trong các trường hợp theo Điều 37 trên thì vợ chồng sẽ có nghĩa vụ liên đới thanh toán khoản nợ này.

- Thứ hai, xác định tài sản của người con trai thứ 3

Thông tin bạn cung cấp chưa rõ ràng về việc bố mẹ bạn mất có để lại di chúc hay không, trường hợp có di chúc thì di sản thừa kế sẽ được chia theo nội dung của di chúc, trường hợp không có di chúc thì di sản của bố mẹ bạn sẽ được chia theo pháp luật. Cụ thể, Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

“Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;



2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.”

Theo quy định trên, trường hợp của gia đình bạn cần xác định rõ có bao nhiêu người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất, sau đó mới xác định người con trai thứ 3 được sở hữu phần tài sản như thế nào. Phần tài sản đó sẽ được xác định là tài sản chung của vợ chồng, do vậy, người con trai thứ 3 có nghĩa vụ liên đới với người vợ trong phạm vi khoản nợ vay.

 

 Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn hôn nhân gia đình trực tuyến để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo