LS Trần Liên

Vấn đề xác định cha, mẹ cho con ngoài giá thú

Nội dung tư vấn: Chào văn phòng, cho tôi hỏi về việc xác định cha con như sau: Năm 2006 tôi có quen 1 cô gái và có quan hệ vài lần, đến năm 2007 chúng tôi chia tay và cũng được sự đồng ý từ cô ấy.Sau đó tôi lấy vợ và không còn liên lạc với cô ấy nữa.Đến khoảng đầu năm 2017 cô ấy có liên lạc với tôi và nói rằng có con với tôi buộc tôi chu cấp hàng tháng nếu không sẽ phá hoại hạnh phúc gia đình tôi.

Tôi vì gia đình và cũng muốn kéo dài thời gian nên có chu cấp cho cô ấy mỗi tháng 1 triệu.Đến đầu năm 2018 tôi phát hiện sau khi chia tay tôi,cô ấy đã có gia đình và có 2 con với chồng(tôi có hình ảnh).Tôi đã nói với cô ấy nếu là con tôi thì đem con ra để tôi đi thử adn nhưng cô ấy cứ hẹn lần lữa và chối là cô ấy chưa có gia đình và vẫn đe dọa sẽ cho gia đình tôi biết.

Đến tháng 8 cô ấy gọi điện cho tôi vô tình vợ tôi phát hiện.Vợ tôi gọi điện yêu cầu gặp mặt nhưng cô ấy từ chối và không nghe máy.Nhưng vẫn cố nhắn tin đe dọa lăng mạ vợ tôi.

Nay tôi xin hỏi Luật sư trường hợp nếu như cô ấy kiện ra tòa tôi có quyền từ chối cung cấp adn hay không?

Nếu cô ấy cứ tiếp tục quấy phá mà không ra mặt giải quyết chúng tôi phải làm sao cho tốt nhất? Kính nhờ Luật sư tư vấn giúp.Xin cảm ơn.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Điều 28 Bộ luật tố tụng dân sựnăm 2015 quy định những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án:

“1. Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn.

2. Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

3. Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

4. Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.

5. Tranh chấp về cấp dưỡng.

6. Tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

7. Tranh chấp về nuôi con, chia tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn hoặc khi hủy kết hôn trái pháp luật.

8. Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.”

Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ và yêu cầu cấp dưỡng, là một trong những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án. Như vậy, khi cô ấy gửi đơn lên tòa án yêu cầu xác định cha cho con và được tòa thụ lí giải quyết vụ việc dân sự này. Khi tòa án thụ lí giải quyết đơn yêu cầu của cô gái này thì lúc đó phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên đương sự.

Trường hợp, người mẹ khởi kiện ra tòa với tư cách là nguyên đơn, còn anh sẽ là bị đơn trong vụ việc dân sự này.  Anh sẽ có quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 72 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:

“1. Các quyền, nghĩa vụ của đương sự quy định tại Điều 70 của Bộ luật này.

2. Được Tòa án thông báo về việc bị khởi kiện.

3. Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

4. Đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn. Đối với yêu cầu phản tố thì bị đơn có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật này.

5. Đưa ra yêu cầu độc lập đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và yêu cầu độc lập này có liên quan đến việc giải quyết vụ án. Đối với yêu cầu độc lập thì bị đơn có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật này.

6. Trường hợp yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận để giải quyết trong cùng vụ án thì bị đơn có quyền khởi kiện vụ án khác.”

Điều 70 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về quyền, nghĩa vụ của đương sự:

“Đương sự có quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng. Khi tham gia tố tụng, đương sự có quyền, nghĩa vụ sau đây:

1. Tôn trọng Tòa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên tòa;

2. Nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí và chi phí tố tụng khác theo quy định của pháp luật;

3. Cung cấp đầy đủ, chính xác địa chỉ nơi cư trú, trụ sở của mình; trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc nếu có thay đổi địa chỉ nơi cư trú, trụ sở thì phải thông báo kịp thời cho đương sự khác và Tòa án;

…”

Như vậy, khi đó đưa đơn ra tòa và cô gái đưa ra được những chứng cứ chứng minh ban đầu cho yêu cầu của mình và được tòa án thụ lí. Người mẹ có quyền đề nghị Toà án xác minh, thu thập chứng cứ của vụ án mà tự mình không thể thực hiện được hoặc đề nghị Toà án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá.  Khi người mẹ có yêu cầu lên tòa án về việc giám định ADN, tòa án sẽ yêu cầu anh cũng cấp ADN để trưng cầu giám định. Như vậy, anh có nghĩa vụ phải cung cấp cho tòa án ADN khi tòa án có yêu cầu.

Tuy nhiên, anh (với tư cách là bị đơn) cũng có quyền bác bỏ yêu cầu của nguyên đơn và anh phải đưa ra được những chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình trước tòa án.

Nếu cô gái cứ tiếp tục quấy phá mà không ra mặt giải quyết, mà những hành vi của cô gái này ảnh hưởng tới cuộc sống của gia đình anh. Trong trường hợp này, phương án tối ưu là anh đem những tin nhắn, những lời đe dọa tới cơ quan công an để trình báo. Cơ quan có thẩm quyền sẽ phối hợp với gia đình để có phương án giải quyết.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo