Luật sư Trần Khánh Thương

Tư vấn về vấn đề đình chỉ giải quyết vụ án ly hôn

Xin chào ! Tôi xin được hỏi về việc đình chỉ giải quyết ly hôn như sau: Tôi và vợ tôi đả ly thân được 2 năm và đả có một con chung được 5 tuổi và chúng tôi cũng đả quyết định ly hôn vì cuộc sống không hợp. Vợ tôi đả nộp đơn tại toà án nơi tôi ở là A còn vợ tôi cư trú tại tỉnh B. Sau khi nộp đơn xong vợ tôi đổi ý không muốn ly hôn nửa. trong khi đó giấy đăng ký kết hôn và giấy khai sinh của con chúng tôi đều nằm trên toà án nơi tôi ở,

Tôi vào toà án hỏi xin rút đơn để tôi lên bình phước nộp xin ly hôn đơn phương nhưng toà án không cho tôi rút và nói ai là người nộp đơn mới được rút. Mà vợ tôi thì không rút và cũng không muốn lên toà để ly hôn. Vậy tôi xin hỏi tôi muốn ly hôn đơn phương thì phải làm sao trong khi tôi không có giấy đăng ký kết hôn và giấy khai sinh của con tôi. Và tôi muốn rút đơn vợ tôi nộp có được không. Thân !

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự như sau:

 

“1. Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp sau đây:

 

a) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế;

...

2. Trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, không đề nghị xét xử vắng mặt và trong vụ án đó có bị đơn yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập thì giải quyết như sau:

 

a) Bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan rút toàn bộ yêu cầu độc lập thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án;

...

3. Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý và trả lại đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự nếu có yêu cầu; trong trường hợp này, Tòa án phải sao chụp và lưu lại để làm cơ sở giải quyết khiếu nại, kiến nghị khi có yêu cầu.

 

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp.

 

4. Đối với vụ án được xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm sau khi có quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm mà Tòa án quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án thì Tòa án đồng thời phải giải quyết hậu quả của việc thi hành án, các vấn đề khác có liên quan (nếu có); trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì việc đình chỉ giải quyết vụ án phải có sự đồng ý của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.”

 

Theo quy định trên thì anh không phải là người khởi kiện nên anh không có quyền rút đơn khởi kiện tại Toà án có thẩm quyền.

 

Về vấn đề giải quyết ly hôn. Nếu sau khi nộp đơn, vợ anh không muốn ly hôn và không lên Toà án để giải quyết ly hôn khi Toà án triệu tập thì có thể Toà sẽ căn cứ vào điểm C, khoản 1 Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự “c) Người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét xử vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan;” để ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.

 

Hậu quả pháp lý của quyết định đình chỉ vụ án được quy định tại Điều 218 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:

 

“Điều 218. Hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

 

1. Khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 192, điểm c khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

 

2. Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 217 hoặc vì lý do nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt quy định tại điểm c khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này thì tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp được sung vào công quỹ nhà nước.

 

3. Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện quy định tại điểm c và trường hợp khác quy định tại các điểm d, đ, e và g khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này thì tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp được trả lại cho họ.

 

4. Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.”

 

 Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo