Hoàng Thị Kim Lý

Tư vấn về vấn đề bạo lực gia đình và chia tài sản khi ly hôn

Mẹ em năm nay 47 tuổi kết hôn được 24 năm.luôn bị chồng bạo hành khi say xỉn . Mẹ e muốn li hôn vì li do chồng ngoại tình va đánh đập vợ.. vậy khi ra tòa li hôn.. 3 đứa con ở tuổi vị thành niên có được chia tài sản hay không. Và thời gian li hôn kéo dài bao lâu khi nộp đơn lên tòa. Trong khi mẹ em nộp đơn lên tòa nếu ba em có những hành vi đánh đập mẹ e thì có bi truy tố về tội hình sự hay không .. e xin cám ơn mong a chị giúp e giải quyết thắc mắc. Em cám ơn.

Trả lời: Chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn đến công ty luật Minh Gia. Với trường hợp của bạn, công ty xin tư vấn như sau:

Thứ nhất, về vấn đề con chưa thành niên có được chia tài sản hay không.

Điều 56 Luật Hôn nhân gia đình 2014 có quy định về trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên.  Theo đó mẹ bạn hoàn toàn có thể có quyền yêu câu ly hôn với bố bạn.

Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Luật hôn nhân gia đình 2014 từ điều 59 đến điều 64 có quy định về phân chia tài sản của vợ và chồng  khi ly hôn. Theo tinh thần của luật thì khi ly hôn, tòa án sẽ chỉ giải quyết phân chia tài sản giữa vợ và chồng. Vì vậy, nên con cái sẽ không được chia tài sản khi bó mẹ ly hôn. Trừ khi bố hoặc mẹ tặng, cho phần tài sản của mình cho con. Nhưng việc tặng cho tài sản này sẽ độc lập với việc Tòa phân chia tài sản chung của hai vợ chồng.

Thứ hai, về vấn đề thời gian khi tiến hành thủ tục ly hôn.

Đối với yêu cầu ly hôn “nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở”.

Thủ tục giải quyết vụ án ly hôn tuân thủ theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Công ty có thể tóm tắt chính như sau:

Kể từ khi nộp đơn yêu cầu đến Tòa yêu cầu giải quyết ly hôn, trong thời hạn 5 ngày làm việc thì Tòa án tiến hành thủ tục nhận đơn. Tiếp đó, trong thời hạn không quá 45 ngày, Tòa án yêu cầu người nộp đơn sửa đổi bổ sung đơn nếu đơn không đầy đủ các nội dung mà pháp luật yêu cầu.  Sau khi người nộp đơn đã đáp ứng đầy đủ đơn khởi kiện và các chứng cứ kèm theo thì Tòa án sẽ thông báo cho người nộp đơn  đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng phí (đối với trường hợp phải nộp tiền tạm ứng phí); trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tạm ưng phí thì người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng phí. Tòa án tiến hành thụ lý vụ án khi nhận được biên lai nộp tiền tạm ứng phí. Sau khi thụ lý, vụ án bước vào giai đoạn xét xử, đối với vụ án ly hôn thì ĐIều 179 bộ luật tô tụng dân sự thì thời hạn xét xử  là 4 tháng, trong trường hợp được gia hạn thì gia hạn thêm không quá 2 tháng.  Thời hạn mở phiên tòa xét xử là từ 1 đến 2 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Như vây, nếu tính từ khi người khởi kiện nộp đơn cho đến khi mở phiên tòa sơ thẩm sẽ mất tầm 11 tháng.  Khoảng thời gian này có thể di dịch thùy theo tính chất của vụ án.

Thứ ba, về vấn đề bố bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không.

Trong thời gian làm thu tục ly hôn mà mẹ bạn vẫn tiếp tục bị bạo hành, thì căn cứ vào kết quả giám định sức khỏe của mẹ bạn khi bị bạo hành mà bố bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nếu tỉ lệ thương tật từ 11% trở lên hoặc dưới 11 % nhưng rơi vào các trường hợp: dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người; gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người; đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; đó tổ chức; trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục; thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê; có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm; để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân  thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố gây thương tích theo điều 104 Bộ luật hình sự.

Con nếu tỉ lệ thương tật nhỏ hơn 11% và không rơi vào các trường hợp trên thì sẽ chỉ bị xử phạt hành chính theo nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tại nạn xã hội, phòng cháy chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo