Luật gia Nguyễn Nhung

Tư vấn về trường hợp quyền nuôi con đối với con dưới 3 tuổi

Với bé dưới 3 tuổi thì theo quy định về quyền nuôi con dưới 3 tuổi khi ly hôn, bé sẽ được giao cho người mẹ chăm sóc, trừ khi người mẹ không đủ điều kiện hoặc có thỏa thuận khác giữa 2 vợ chồng. Nếu bé dưới 7 tuổi thì tòa án sẽ xem xét các quyền lợi về mọi mặt của trẻ để quyết định.

Câu hỏi tư vấn: Kính gửi công ty luật Minh Gia. E năm nay 27 tuổi, cái tuổi chưa phải là già vì hiện bạn bè e vẫn còn cống hiến cho sự nghiệp chưa ai chịu lấy chồng. Trong lúc đó thì e tốt nghiệp chưa bao lâu đã vội kết hôn. Chồng e chỉ tốt nghiệp cấp 3 rồi đi làm công nhân. Bởi vậy cuộc hôn nhân của chúng e đều gặp phải sự phản đối của 2 gia đình, bố mẹ anh ấy thì chê gia đình e nghèo, còn nhà e thì lại chê anh ấy học không cao lại ăn nói thô lỗ.

Tuy nhiên vì yêu nên 2 đưa vẫn quyết định đến với nhau, tính đến thời điểm này đã 3 năm,và v/c e đã có một con trai chung 2 tuổi,và đang sống chung với bố mẹ chồng. Chồng e thì ở nhà bán tạp hóa nhỏ chi phí chỉ đủ để phục vụ cho cả gia đình. Còn e thì sau khi sinh con đã xin làm việc cho một công ty du lịch lớn và đang chờ biên chế nên tiền lương cũng chỉ đủ mua sữa cho con. Do sống chung với gđ chồng nên có rất nhiều mâu thuẩn khiến cuộc sống ngột ngạt,vì mẹ chồng luôn có thái độ khinh thường con dâu, nên lúc nào bà cung có thái độ lạnh nhạt với con dâu, thậm chí với người ngoài bà còn thân mật hơn. Tính e vốn cam chịu để giữ hòa khí nên e luôn nhẫn nhục mỗi lần mẹ chửi bới xúc phạm.E chỉ biết im lặng không bao giờ cải lại và sau đó thì khóc một mình,đã 3 năm e cam chịu rồi tuy nhiên sự chịu đựng của con người cũng có giới hạn. Chồng e thì là người nhu nhược,mặc dù thương e nhưng anh ấy không dám cãi lại mẹ, cũng không giám làm trái ý của mẹ, đôi lúc trước mặt anh ấy mẹ xúc phạm e thậm tệ anh ấy cũng chỉ im lặng. E nhiều lần bàn với anh ấy ra ngoài thuê phòng trọ ở nhưng anh ây không chịu vì anh ấy là con trưởng, các e thì đều đã có gia đình và ở xa lâu mới về một lần, E cảm thấy mệt mỏi và muốn chấm dứt cuộc hôn nhân này nhưng e rất sợ mình sẻ không dành được quyền nuôi con,vì khi ly hôn thì e cũng sẻ chuyến đên một thành phố mới và bắt đầu một công việc mới.V/C thì không có tài sản chung gì ngoài 2 chiếc xe máy và một số tiện nghi trong nhà, nhưng khi ra đi e cũng sẻ để lại cho anh ấy hêt, e chỉ cần con của e thôi, thời gian làm việc tại công ty du lịch e cũng dành được 50.000.000 e nghỉ nó cũng tạm đủ cho mẹ con e thời gian đầu. Nhưng gia đình chông e có mối quan hệ rộng, ông bà lại có điều kiện kinh tế. Nên e sợ khi ra tòa sẻ không dành được quyền nuôi con. Mong công ty luật tư vấn dùm e. Phải làm sao để e có thể dành quyền nuôi con, khi mà e thua họ về kinh tế/ E xin chân thành cảm ơn .

Trả lời câu hỏi tư vấn: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn đến công ty Luật Minh Gia chúng tôi, công ty xin tư vấn trường hợp này của bạn như sau:

Theo như thông tin bạn cung cấp thì hai vợ chồng bạn có một con trai 2 tuổi.

Tại Khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định:

“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Như vậy, đối với con dưới 36 tháng tuổi (3 tuổi) thì pháp luật ưu tiên giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Trong trường hợp của bạn thì con bạn mới 2 tuổi và điều kiện kinh tế của bạn cũng không phải không nuôi được con. Do đó, trường hợp này bạn hoàn toàn có lợi thế hơn về quyền nuôi con. Nếu tranh chấp thì bạn cũng chỉ cần chứng minh thêm là mình đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Như về thời gian chăm sóc cho con, môi trường học tập và sinh sống… có thể đảm bảo cho cuộc sống của con.

Trên đây là nội dung tư vấn của công ty Luật Minh Gia về vấn đề quyền nuôi con dưới 3 tuổi. Nếu cón vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email hoặc gọi điện để được tư vấn trực tuyến. 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo