LS Trần Liên

Tư vấn về trường hợp cha mẹ không thỏa thuận được việc đặt ho, tên cho con khi đăng kí khai sinh

Em có cố gắng để hòa giải nhưng vợ và gia đình vợ cương quyết không chấp thuận, yêu cầu li hôn để con sinh ra mang theo họ mẹ, không cho tôi nhận con. Nếu vợ chồng em chưa ly hôn, con sinh ra có được mang họ mẹ không? (theo em biết, pháp luật không quy định con sinh ra mang họ cha hay họ mẹ, con mang họ cha hay mẹ căn cứ vào thỏa thuận của cha mẹ hoặc tập quán nơi sinh sống. Như vậy, khi khai sinh con, vợ chồng em không có sự thỏa thuận con theo họ mẹ, tập quán nơi sinh sống - cụ thể gia đình vợ

 

Nội dung câu hỏi: Em và vợ có đăng kí kết hôn, vợ đang mang thai gần đến ngày sinh. Trong thời gian sống chung, em có mâu thuẫn với gia đình vợ, và gần đây em có xảy ra cãi nhau với vợ. Em có cố gắng để hòa giải nhưng vợ và gia đình vợ cương quyết không chấp thuận, yêu cầu li hôn để con sinh ra mang theo họ mẹ, không cho tôi nhận con. Nếu vợ chồng em chưa ly hôn, con sinh ra có được mang họ mẹ không? (theo em biết, pháp luật không quy định con sinh ra mang họ cha hay họ mẹ, con mang họ cha hay mẹ căn cứ vào thỏa thuận của cha mẹ hoặc tập quán nơi sinh sống. Như vậy, khi khai sinh con, vợ chồng em không có sự thỏa thuận con theo họ mẹ, tập quán nơi sinh sống - cụ thể gia đình vợ thì con sinh ra mang họ cha, vậy gia đình vợ có được quyền làm khai sinh cho con theo họ mẹ mà không có sự đồng ý của em không?).  Nếu vợ chồng em ly hôn thì em có giành được quyền nuôi con không? Theo quy định, con dưới 36 tháng mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, con trên 36 tháng thì xét về điều kiện kinh tế, tình cảm, văn hóa, giáo dục có lợi có con. Mâu thuẫn của em và vợ không nghiêm trọng, nhưng gia đình vợ cố tình làm cho nghiêm trọng hơn, mọi việc xuất phát từ phía gia đình vợ, em kìm nén không nổi nên trong lúc tức giận đã nói những câu nói ảnh hưởng đến vợ, sau đó em có cố gắng làm hòa nhưng gia đình vợ làm mọi chuyện to ra và kéo vợ chồng em ngày càng xa hơn, vợ em không có chính kiến cho bản thân, sau khi em tức giận cãi nhau với vợ, vợ hoàn toàn nghe theo sự xếp đặt của gia đình, họ hàng nhà vợ có cố gắng hòa giải để hàn gắn tình cảm vợ chồng nhưng không thành công (theo nhận xét của cô, chú nhà vợ thì mâu thuẫn này rất nhỏ, hoàn toàn có thể giải quyết được, chỉ là những lời cãi nhau thôi, và chỉ có 01 lần duy nhất), gia đình vợ ngăn cản không cho em thăm nom và chăm sóc vợ khi mang thai, và sẽ ngăn cản em thăm nom con. Như vậy, nếu vợ chồng em ly hôn:    + Xét về kinh tế: vợ chồng em đều làm viên chức nhà nước, bậc lương của em thấp hơn vợ 1 bậc và phụ cấp của em thấp hơn nhưng em có việc làm thu nhập ngoài lương của em cao hơn nên thu nhập hàng tháng vợ chồng em tương đương nhau. Vợ và em đều còn sống chung với ba mẹ, nếu ly hôn thì em sống cùng ba mẹ em, vợ sống cùng ba mẹ vợ, gia đình vợ thì ở thành phố, gia đình em thì ở quê cách thành phố 14 km (em làm việc ở thành phố, đi làm về mỗi ngày, những người trong quê em đều như vậy và họ có con cũng cho học ở thành phố, sáng chở đi học chiều chở về, thời gian đi từ 20 phút đến 30 phút)    + Xét về tình cảm: do gia đình vợ ngăn cản em chăm sóc vợ khi mang thai và sẽ ngăn cản em thăm nom con.    + Xét về đạo đức - lối sống, văn hóa - giáo dục: Em là viên chức nhà nước, trình độ học vấn ngang bằng với vợ. Mâu thuẫn của em và vợ chỉ là những lời cãi nhau trong lúc tức giận không kìm chế được (không hề có xô xát đánh nhau và chỉ cãi nhau 01 lần duy nhất và em đã cố gắng hòa giải và nhờ cô chú bên vợ giúp đỡ hòa giải nhưng thành công). Gia đình em có 7 anh chị em, tất cả đều học cao đẳng, đại học và có việc làm ổn định, không người nào bê tha, gia đình vợ có 2 người chị em và cũng tốt nghiệp đại học, đi làm.    Nếu em giành được quyền nuôi con, nếu vì thương con mà vợ em chịu nghe lời khuyên từ mọi người, thay đổi suy nghĩ, muốn hàn gắng lại tình cảm vợ chồng thì em là người chủ động quyết định (vì mâu thuẫn của vợ chồng em không lớn, chỉ do vợ em không có chính kiến cho bản thân, sống phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình, gia đình vợ có lối sống hoàn toàn khác với em nên đã xảy ra mâu thuẫn), ngược lại thì gia đình vợ là người quyết định thì cơ hội vợ chồng em hàn gắn tình cảm rất khó khăn (gần như không có, việc yêu cầu li hôn cũng do gia đình vợ quyết định). Nếu em giành được quyền nuôi con mà vợ chồng em vẫn không hàn gắn được tình cảm vợ chồng, thì người thăm nom con là vợ em, khi đó em cũng có quyền chủ động cho mẹ con gặp nhau, đi chơi cùng nhau, ngược lại thì em thăm con rất khó khăn vì bị gia đình vợ ngăn cản.    Vậy em làm gì để giành được quyền nuôi con khi vợ chồng em ly hôn ? Em có nên ly hôn trong thời gian này (con dưới 36 tháng) hay để con đủ 36 tháng mới ly hôn? Trong thời gian chờ con 36 tháng thì vợ em có được quyền đơn phương xin ly hôn không?

 

Trả lời: Cảm ơn anh đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của anh chúng tôi tư vấn như sau:

 

Thứ nhất, về vấn đề khai sinh cho con

 

Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định Xác định nội dung đăng ký khai sinh, khai tử 

 

“1. Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây: 

 

a) Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán;”

 

Theo quy định trên, khi đăng kí khai sinh thì hai vợ, chồng tự thỏa thuận với  nhau về việc lựa chọn họ, tên cho con. Nếu không thỏa thuận hoặc không thỏa thuận thì thep tập quán tại nơi sinh sống. Trường hợp của anh, nếu như hai bên không thỏa thuận với nhau về việc lấy họ cha hay họ mẹ thì cán bộ tư pháp hộ tịch sẽ xác định theo tấp quán tại địa phương ( như anh cũng cấp thì tập quán địa phương quy định theo họ cha).

 

Thứ hai, vấn đề quyền đơn phương ly hôn

 

Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

 

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

 

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

 

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

 

Theo quy định vợ hoặc chồng có quyền đơn phương ly hôn. Tuy nhiên, đối với người chồng thì không có quyền yêu cầu TAND giải quyết ly hôn khi vợ đang mang thai hay đnag nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Như vậy, người vợ có quyền yêu cầu TAND giải quyết ly hôn mà không bị hạn chế khi đang nuôi con dưới 36 tuổi.

 

Thứ ba, vấn đề giành quyền trực tiếp nuôi con dưới 36 tháng tuổi anh có thể tham khảo bài viết sau: Chồng có quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi

Như vậy, giải quyết ly hôn khi con dưới 36 tháng tuổi thì TAND giao cho người vợ trực tiếp nuôi. Nếu anh muốn giành quyền nuôi con thì anh nên yêu cầu giải quyết ly hôn khi con đủ 36 tháng tuổi trở lên và chứng minh bản thân mình đáp ứng tốt hơn so với người vợ về điều kiện về vật chất, tinh thần cho con. Nếu TAND quyết định giành quyền trực tiếp nuôi con cho người vợ thì anh có nghĩa vụ cấp dưỡng và quyền thăm nom con, không ai được cản trở. Người vợ có hành vi cố ý hạn chế quyền thăm nuôi con thì anh có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án thực hiện cưỡng chế.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề bạn quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến Tổng đài luật sư tư vấn luật trực tuyến - 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời

 

Trân trọng

CV. Trần Liên  - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo