Luật sư Việt Dũng

Tư vấn về thời hạn thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn

Luật sư tư vấn miễn phí qua email trường hợp hỏi về thời hạn cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn là bao lâu và các quy định pháp luật liên quan, nội dung hỏi và trả lời như sau:

Nội dung đề nghị tư vấn: Chào luật sư, cho tôi hỏi trường hợp: Tôi ly hôn năm 2002 khi đó con trai chung được 1tuổi. toà án ghi trong giấy nghĩa vụ cấp dưỡng con chung cuả tôi cho vợ cũ là "đến khi con tự lập về kinh tế" như vậy là đúng hay sai? tôi phải cấp dưỡng đến năm 18t đúng ko? quy định pháp luật trường hợp cấp dưỡng nuôi con thế nào? mong luật sư tư vấn, tôi xin cảm ơn.

Trả lời: Cảm ơn anh đã tin tưởng gửi đề nghị tư vấn đến Luật Minh Gia, nội dung của anh chúng tôi tư vấn như sau:

Vì anh làm thủ tục ly hôn năm 2002 nên giải quyết theo Luật hôn nhân gia đình năm 2000 có quy định về vấn đề ly hôn và nghiã vụ cấp dưỡng cho con chung của anh được quy định cụ thể như sau:

Điều 56. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con khi ly hôn

Khi ly hôn, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

Tại thời điểm năm 2002 con trai chung của anh mới được 1 tuổi theo luật hôn nhân gia đình năm 2000 thì việc trông nom, chăm sóc , giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên thì sau khi vợ chồng  ly hôn thì vợ hoặc chồng sẽ nuôi con và người còn lại phải cấp dưỡng. Cụ thể :

Điều 92. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác.

Như vậy nghĩa vụ cấp dưỡng của anh đối với con a đang ở với vợ cũ là hoàn toàn đúng theo quy định của pháp luật. vấn đề đặt ra là cấp tới khi nào?

Tại điều 61 Luật hôn nhân gia đình năm 2000 thì có quy định các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng trong đó có người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động ; người được cấp dưỡng có thu nhập hoặc tài sản để tự nuôi mình ....

Như vậy việc toà ghi trong giấy nghĩa vụ cấp dưỡng con chung của vợ cũ của anh là “ đến khi con tự lập về kinh tế” là đúng.

Tự lập về kinh tế được hiểu là có thể tự bản thân mình lo cho cuộc sống về ăn, ở , mặc và những nhu cầu thiêt yêu liên quan đến bản thân.

Như vậy không nhất thiết anh phải cấp dưỡng cho con tới khi con anh đủ 18 tuổi vì trường hợp con chưa đủ 18 tuôi nhưng có thu nhập riêng và có tài sản tự nuôi mình thì anh được chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng. trường hợp con anh đã đủ 18 tuổi nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không thể  tự nuôi sống bản thân thì anh phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con không thời hạn.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo