Nông Bá Khu

Tư vấn về quyền trực tiếp nuôi con và khoản nợ chung sau khi ly hôn

Luật sư cho tôi hỏi tư vấn về giải quyết các khoản nợ và quyền nuôi con như sau: Vợ chồng tôi đang làm thủ tuc ly hôn . Vợ tôi là người đơn phương ly hôn, chúng tôi có một con chung trên 3 tuổi, cho tôi hỏi trong trường hợp nay tôi có giành quyền nuôi con được không . vợ tôi chỉ hoc tới lớp 9 , không có việc làm ,thu nhập nuôi gia đình từ trước đên nay đều phụ thuộc vào tôi.

Ba mẹ bên vợ thì không có khả năng lao động , đau ốm thường xuyên . khả năng giành quyên nuôi con của tôi là bao nhiêu phần trăm, Chúng tôi có một khoản nợ chung , vậy khoản nợ chung nay được giải quyết như thế nào? Xin cảm ơn

TRẢ LỜI: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu đến Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

1. Về quyền nuôi con

Khoản 2 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: 

"Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con."

Đối với trường hợp của bạn, con của bạn trên 3 tuổi vì vậy nếu vợ chồng bạn không thỏa thuận được về việc ai sẽ trực tiếp nuôi con thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt giáo dục, vật chất và tinh thần…cho con.
Theo đó, nếu như thu nhập của bạn ổn định, bạn có điều kiện tốt nhất để dành cho con thì tòa đương nhiên sẽ dành quyền nuôi dưỡng con cho bạn. Bạn có thể đem tất cả những giấy tờ chứng minh thu nhập của mình để tòa căn cứ vào đó và đưa ra được quyết định chính xác về quyền nuôi dưỡng con.

2. Về khoản nợ chung

Điều 37 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng như sau:

Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

Tất cả các nghĩa vụ phát sinh liên quan đến tài sản chung vợ chồng thì hai vợ chồng phải  thực hiện cho đến khi nghĩa vụ được hoàn thành.

Như vậy. mặc dù hai vợ chồng bạn đã ly hôn nhưng vẫn phải liên đới thực hiện việc trả món nợ chung này.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo