Hoài Nam

Tư vấn về quyền nuôi con và chia tai sản sau ly hôn

Xin chào luật sư tôi có thắc mắc như sau mong được tư vấn Tôi và chồng lấy nhau được 21 năm. Chúng tôi đã có 3 con,.con gái lớn đã 20 tuổi con gái thứ cũng đã 16 tuổi còn con trai út thì mới lên 3.Trong gia đình thì chỉ có tôi và con gái lớn là có thu nhập khá ổn định còn chồng thì thu nhập rất thấp lại không ổn định.

Xin chào luật sư tôi có thắc mắc như sau mong được tư vấn Tôi và chồng lấy nhau được 21 năm.Chúng tôi đã có 3 con,.con gái lớn đã 20 tuổi con gái thứ cũng đã 16 tuổi còn con trai út thì mới lên 3.Trong gia đình thì chỉ có tôi và con gái lớn là có thu nhập khá ổn định còn chồng thì thu nhập rất thấp lại không ổn định. Tôi muốn hỏi rằng:nếu tôi và chồng li hôn thì tôi có thể dành được quyền nuôi cả 3 con không? Con gái lớn của tôi có được quyền lựa chọn theo cha hay mẹ không? Con trai tôi mới 3 tuổi vậy nếu ra tòa tôi có chắc  chắn được nuôi nó không.Nếu tôi nuôi con thì chồng tôi có phải chịu trách nhiệm cấp dưỡng không? Sau khi lấy nhau chúng tôi đã dùng tiền tôi mang từ nhà mẹ đẻ về cộng với tiền tôi và chồng cùng tích cóp để mua 1 chiếc xe máy và xây 1 căn nhà nhưng trên giấy tờ những tài sản đó đều đứng tên chồng tôi. Vậy nếu chúng tôi li hôn tài sản sẽ được chia ra sao? Mong luật sư nhanh chóng gửi mail lại tư vấn cho tôi. 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Luật Minh Gia. Đối với trường hợp của bạn, tôi tư vấn như sau:

Về quyền nuôi con sau khi ly hôn:

Khoản 2 điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Như vậy, căn cứ theo quy định này thì đối với con thứ hai của bạn ( con16 tuổi) và con thứ 3 (3 tuổi) thì tòa án sẽ căn cứ trên điều kiện thực tế về kinh tế và điều kiện về tinh thần của bố , mẹ . Ngoài ra đối với con 16 tuổi tòa án còn căn cứ vào nguyện vọng của con để Tòa án xem xét quyết định việc giao con cho bố hoặc mẹ. Do thông tin bạn cung cấp chưa rõ nên chúng tôi chưa thể khẳng định quyền được nuôi con 3 tuổi của bạn là chắc chắn hay không.

Khi bố hoặc mẹ được giao quyền nuôi con thì người còn lại sẽ phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên.Mức cấp dưỡng sẽ được tòa án quyết định dựa trên thu nhập của người có nghĩa vụ cấp dưỡng.

Đối với con 20 tuổi đã trưởng thành và có thu nhập hợp pháp vì vậy, bố mẹ không phải có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng cháu.

Về chế độ tài sản chung.

Khoản 2 điều 34 Luật Hôn Nhân và gia đình 2014 quy định:

2. Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì giao dịch liên quan đến tài sản này được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật này; nếu có tranh chấp về tài sản đó thì được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật này.

Khoản 3 điều 33 Luật Hôn Nhân và gia đình 2014 quy định:

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Như vậy, căn cứ theo quy định này thì đối với tài sản là nhà và xe máy được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân nhưng chỉ đứng tên của mình chồng bạn thì nếu chồng bạn không chứng minh được đây là tài sản riêng của mình thì đây sẽ được xem là tài sản chung của vợ chồng. Khi đó,  tòa án sẽ giải quyết chia đôi hoặc nếu chị chứng minh được công sức đóng góp của chị vào việc hình thành tài sản như thế nào thì tòa sẽ chia theo công sức đóng góp của mỗi người.

Tài sản chung của vợ chồng anh chị sẽ được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo