Hoàng Tuấn Anh

Tư vấn về người có quyền nuôi con sau khi ly hôn

Luật sư tư vấn về việc ai là người có quyền trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau: Tôi hiện đang sống ở NS, tôi lấy chồng được hơn 4 năm và có 1 bé gái 3 tuổi. Do vợ chồng mâu thuẫn không thể sống với nhau được và muốn ly hôn, vì chồng tôi thường xuyên nói dối với những người xung quanh là bỏ vợ và chưa có gia đình (vì anh ấy làm ở quảng ninh) để qua lại với những người anh ấy muốn và sống không có trách nhiệm với vợ con.

Tôi không tranh chấp gì về tài sản, và chỉ muốn được quyền nuôi con. Chồng tôi thì làm lương cao hơn tôi, tôi chỉ buôn bán nhỏ. Nhưng từ khi sinh con anh ấy không ở chung với con và 1 mình cháu chăm sóc con, và công việc cũng nay đây mai đó. Tôi muốn biết nếu như vậy thì quyền nuôi con sẽ bao nhiêu % thuộc về tôi? Còn cần những điều kiện gì nữa để được nuôi con?

Điều kiện sống thì nhà tôi ở thành phố, còn nhà anh ấy ở quê, nhưng anh ấy lại đi làm ở thành phố khác là quảng ninh, không có chỗ ở cố định.

Nội dung tư vấn: Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến Luật Minh Gia, về câu hỏi của bạn, tôi xin được tư vấn như sau:

Theo khoản 2 Điều 92 Luật hôn nhân và gia đình:

“Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác.”

Như vậy, căn cứ theo quy định trên, do con của bạn đã 3 tuổi nên nếu hai bạn không thỏa thuận được về người có quyền trực tiếp nuôi con, tòa án sẽ quyết định căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con bạn. Tuy lương của chồng bạn cao hơn nhưng theo thông tin bạn cung cấp, chồng của bạn không quan tâm cũng như không có trách nhiệm chăm sóc con cái, do đó, bạn cần chứng minh cho tòa việc từ trước đến nay bạn là người chăm sóc cho con, cũng như cung cấp cho con các yếu tố về tinh thần bao gồm thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con, điều kiện cho con vui chơi giải trí, ngoài ra cũng cần chứng minh các điều kiện về vật chất; bao gồm điều kiện về ăn, ở, sinh hoạt dành cho con, yếu tố đó dựa trên thu nhập trung bình hàng tháng, tài sản, chỗ ở có phù hợp với con không như vậy, khả năng bạn nhận được quyền nuôi con sẽ cao hơn.

Ngoài ra, trong trường hợp bạn nhận được quyền trực tiếp nuôi con, theo Điều 92 Luật Hôn nhân và gia đình:

"Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con."

Như vậy, sau khi ly hôn, chồng bạn có nghĩa vụ phải cấp dưỡng để nuôi con theo quy định.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo