Nguyễn Thu Trang

Tư vấn về điều kiện để giành quyền nuôi con sau khi ly hôn

Kính gửi quý công ty luật Minh Gia. Tôi kết hôn từ tháng 1/ 2012 khi 23 tuổi và chồng tôi cũng 23 tuổi. Và có 1 con nhỏ năm nay 4 tuổi. Trong thời gian kết hôn đến nay anh ta chưa 1 lần chu cấp tiền nuôi con, chăm lo cho gia đình dù đi làm xa nhà và lương cao hơn tôi. Từ đầu năm 2016 đến nay chúng tôi thường xuyên xảy ra xích mích, cãi cọ nhau.

Từ khi tôi bắt đươc anh ta nhắn tin qua lại với người con gái khác, thường xuyên nhắn tin qua lại với nhau, xưng hô vợ chồng với nhau, còn có những lời lẽ rủ rê nhau đi nhà nghỉ với nhau. Tôi ở quê nên không biết họ đi với nhau những lúc nào. Anh ta có quan hệ trai gái sau lưng tôi nhưng tôi không có bằng chứng chụp được họ đi nhà nghỉ với nhau. Từ khi anh ta có quan hệ trai gái bên ngoài, anh ta về nhà thường xuyên cáu gắt với 2 mẹ con tôi, thậm trí anh ta còn đánh đập tôi. Anh ta thường xuyên cấm đoán vợ con không cho đi chơi, không cho con được như những đứa trẻ khác được tự do vui chơi, tự do khám phá. Con cứ động chơi hay chạy nhảy tý là quát nạt, la hét, bắt con ngồi im 1 chỗ. Đến kịch điểm vào ngày 14 tháng 5 âm lịch 2014 anh ta đánh đập tôi. Không những vậy anh ta còn nhiều thói hư tật xấu nữa . Thường xuyên chơi bời cờ bạc lô đề, cá độ bóng đá thua tha. Từ khi chúng tôi kết hôn đến nay năm nào anh ta cũng chơi bời thua tha báo nợ và tôi cũng đa phải vay hộ anh ta 1 khoản tiền để trả rồi, tiền tôi tiết kiệm đươc 1 ít tôi cũng đưa anh ta trả nợ rồi. Và bố mẹ chồng tôi cũng phải vay mươn mọi nơi để trả nợ cho anh ta. Vậy bây giờ tôi và chồng tôi ly hôn nhưng tôi muốn được toàn quyền nuôi con khi ra toà liệu tôi có đươc nuôi con không, bởi vì hiện tại công việc của tôi chưa ổn định, tôi ở nhà làm thuê cho bố mẹ chồng tôi. Nếu ly hôn để đươc nuôi con và tối muốn anh ta phải có trách nhiệm chu cấp việc nuôi con thì tôi cần phải làm gi, tôi cần phải có những giấy tờ gì hay bằng chứng gì? Bây giờ tôi cần phải làm gì để chứng minh trước toà rằng tôi có khả năng nuôi con. Tôi không thể xa con đươc vì tôi là người trực tiếp chăm sóc con từ nhỏ, và tôi không thể yên tâm giao con cho anh ta được vì anh ta chơi bời, và càng không thể yên tâm giao con cho người khác chăm sóc được, tôi sợ con sẽ bị ảnh hưởng những thói hư tật xấu đấy, tôi sợ con lớn lên sẽ bị hư hỏng và nhất là anh ta có thể lấy vợ khác. Kính mong quý công ty luật Minh Gia tư vấn cho tôi với a. Tôi xin chân thành cảm.

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi nội dung tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với những thắc mắc của bạn, chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn như sau:

 

Thứ nhất, điều kiện để giành được quyền nuôi con:

 

Theo quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn: “Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

 

Theo thông tin bạn cung cấp thì con bạn đã được 4 tuối, như vậy theo quy định này thì để giành được quyền nuôi con bạn cần phải thỏa thuận được với người chồng để giao quyền nuôi con cho bạn. Trường hợp bạn và chồng bạn không tự thỏa thuận được quyền nuôi con thì Tòa án đứng ra xem xét để xác định quyền nuôi con, dựa trên các yếu tố cần thiết đảm bảo cho sự phát triển của đứa trẻ.

 

Để đưa ra quyết định giao con cho ai thì Tòa án thường căn cứ vào các yếu tố sau:

 

+ Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ;

+ Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn … của cha mẹ.

+ Nguyện vọng của con: Con mong muốn được ở với ai (chỉ áp dụng với con từ đủ 7 tuổi trở lên).

 

Theo thông tin mà bạn cung cấp thì bạn chưa có công việc ổn định mà chỉ ở nhà làm thuê cho bố mẹ chồng nên đây sẽ là một yếu tố bất lợi cho bạn. Tuy nhiên, bạn cũng cung cấp thông tin rằng chồng bạn có quan hệ với người phụ nữ khác và có nhiều thói hư tật xấu như cờ bạc, lô đề, cá độ bóng đá dẫn đến nợ nần. Bên cạnh đó chồng bạn đối xử không tốt với con thì đây sẽ là những yếu tố bất lợi của chồng bạn.

 

Như vậy, để có thể giành được quyền nuôi con khi không thỏa thuận được với chồng trước hết bạn cần nhanh chóng tìm một công việc ổn định để đảm bảo về vật chất có thể đảm bảo cho cuộc sống của bản thân và con bạn. Bên cạnh đó bạn hãy thu nhập những chứng cứ về tin nhắn qua lại của chồng bạn và người phụ nữ kia và những bằng chứng về các thói hư tật xấu của chồng bạn để chứng minh rằng chồng bạn về về tư cách đạo đức khó có thể dậy dỗ được con nhỏ.

 

Thứ hai, nghĩa vụ cấp dưỡng sau khi ly hôn

 

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn: “Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

 

Như vậy, theo quy định này thì nếu bạn giành được quyền nuôi con thì chồng bạn sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho bạn để nuôi con, mức cấp dưỡng do hai bên thoả thuận, nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo