Nông Bá Khu

Chia nhà đất khi ly hôn thế nào?

Kính gửi luật sư Minh Gia, cho em hỏi về việc chia tài sản là nhà đất khi ly hôn như sau: Em và vợ em đã lấy nhau được 7 năm và chúng em có một cháu gái 6 tuổi . Vì gia đình nghèo khó lên em đi xa làm ăn trong thời gian xa nhà chúng em đã có một số vấn đề nên tình cảm giờ đã xây xát, bởi vậy giờ chúng em quyết định ly hôn.

Trước khi đề nghị ly hôn thì vợ em yêu cầu em phải sang tên nhà cửa cho vợ em .(nhà thì do hai vợ chồng em xây dựng, còn đất là do bố mẹ em cho .) Em đã chuyển nhượng quyền sở hữu đất cho vợ nhưng do bố mẹ em sợ sau này em không ở đấy vợ em sẽ làm những điều ngang tai trái mắt lên đã không chịu  và bắt tài sản phải chia đôi. Sau khi nói chuyện với vợ em thì vợ em bảo nếu chia đôi thì cô ấy sẽ mang sổ đỏ để thế chấp ngân hàng và bỏ đi luôn.

Vậy em muốn hỏi luật sư là nếu như bọn em ly hôn thì tài sản phải chia thế nào . Số tiền vợ em mang nhà ra ngân hàng thuế chấp thì em có phải chịu một nửa không . Em có quyền được nuôi con không Em rất mong luật sư tư vấn cho em Xin chân thành cảm ơn

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn đến công ty Luật Minh Gia chúng tôi, về vấn đề của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

Thứ nhất về việc chia tài sản khi ly hôn như thế nào?

Trong trường hợp khi bố mẹ bạn cho đất nhưng chỉ là bằng lời nói, không có văn bản hay hợp đồng gì thì trường hợp này mảnh đất vẫn là của bố mẹ bạn, do đó, khi ly hôn vợ bạn không thể đòi chia mảnh đất này. Tuy nhiên, vợ bạn có thể vẫn có quyền yêu cầu được hưởng một phần giá trị của mảnh đất đó.

Khoản 3 Điều 62 Luật hôn nhân và gia đinh 2014 quy định:

3. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất và không tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết theo quy định tại Điều 61 của Luật này”.

Trường hợp vợ chồng ly hôn nhưng ở chung với gia đình thì:

“Điều 61. Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình

1. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia theo quy định tại Điều 59 của Luật này”.

Ngoài ra theo quy định tại Điều 33 Luật hôn nhân gia đình 2014 về tài sản vợ chồng thì

Xem trích dẫn quy định 

Như vậy, nếu đất không có nguồn gốc từ tặng cho riêng hoặc thừa kế thì sẽ là tài sản chung của vợ chồng, khi ly hôn, người vợ có quyền yêu cầu phân chia tài sản chung.

Về nguyên tắc giải quyết tài sản khi ly hôn, luật hôn nhân gia đình quy định như sau:

Xem trích dẫn căn cứ pháp lý"

Thứ hai về: Vợ thế chấp thì chồng có phải chịu không?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 35 Luật hôn  nhân và gia đình 2014 quy định:

“2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:

a) Bất động sản;

b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;

c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình”.

Do đó, nếu muốn thế chấp căn nhà thì phải được sự đồng ý của bạn bằng văn bản. Trong trường hợp không có văn bản đồng ý thì hợp đồng thế chấp nhà ở này bị vô hiệu.

Thứ ba, về quyền nuôi con

Trường hợp này luật sư đã tư vấn trường hợp tương tự, bạn có thể tham khảo ở bài viết sau:

>> Tư vấn về thủ tục ly hôn và giành quyền nuôi con khi ly hôn

Trên đây là nội dung tư vấn về: Chia tài sản khi ly hôn là quyền sử dụng đất và quyền nuôi con. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo