Luật sư Vũ Đức Thịnh

Trường hợp người chồng giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi

Luật sư tư vấn miễn phí miễn phí về việc đơn phương ly hôn và điều kiện để giành quyền trực tiếp nuôi con sau ly hôn theo quy định hiện hành.

Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ nhất - Trường hợp người chồng giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi

Kính chào Luật sư, Tôi đang rất băn khoăn về vấn đề muốn được quyền nuôi con sau ly hôn. Hiện Con tôi dưới 36 tháng tuổi và theo khoản 3, Điều 81 Luật HNGĐ 2014 thì cháu phải theo Mẹ. Nhưng thật sự tôi không muốn con tôi ở với Mẹ vì vợ tôi tuy cũng là một giáo viên tiểu học, thu nhập dưới 4 triệu nhưng cô ấy không thể là tấm gương cho con tôi (con gái). Cô ấy thường ăn nói thô lỗ, tục tĩu và thường xuyên chửi rủa mẹ đẻ với những ngôn từ rất kinh tỡm. (hiện mẹ vợ đang sống cùng chúng tôi). Tôi có những bằng chứng về việc này. Thêm vào đó là Cô ấy chẳng chăm sóc con mà việc chăm con thường đùn đẩy cho mẹ hoặc tôi. Do vậy con tôi quấn tôi hơn. Xin nói thêm là hiện công việc tôi ổn định với thu nhập tương đối (20 triêu/tháng)Vậy xin hỏi liệu khi ra tòa với những chứng cứ và điều kiện như trên, tôi có thể giành quyền chăm nuôi con tôi không. Tôi có thể chứng minh là sẽ có những điều kiện tốt hơn vợ tôi cho sự phát triển của con tôi. Rất mong Luật sư tư vấn riêng cho tôi trên email này thôi ạ.  Chân thành cảm ơn sự tư vấn của Luật sư.

Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

"1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."

Theo quy định, con dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn mà hai bên không thỏa thuận được ai là người nuôi con thì có quyền yêu cầu TAND giải quyết. Khi đó, TAND dựa theo nguyên tắc con dưới 36 tháng tuổi thì giao cho mẹ trực tiếp  nuôi. Tuy nhiên, trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp thăm sóc con hoặc làm ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của con thì người chồng có quyền yêu cầu TAND xem xét giao quyền trực tiếp nuôi con. Nếu anh có căn cứ chứng minh người vợ có lối sống tiêu cực về mặt đạo đức ảnh hưởng trực tiếp tới sự hình thành và phát triển nhân cách của con thì anh có thể yêu cầu TAND xem xét trường hợp này.

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

==========================

Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ hai - Tư vấn điều kiện giành quyền nuôi con sau ly hôn

Kính gửi Luật sư, Tôi năm nay 32 tuổi hiện tôi đang có vợ và một con giái 4 tuổi sinh hoạt tại nhà của chúng tôi. Nay vợ chông tối tiến hành ly hôn:1. Lý do ly hôn: Vợ chông tôi bất đồng quan điểm dù cố gắng nhưng khoogn thể tìm được HP, vợ tôi đã viết đơn và tôi đã ký.2. Về tài sản: có hai nhà (tôi nhường quyền cho vợ cả).3. Về nghệ nhiệp: Vợ tôi làm nhân viên ngâng hàng (thu nhấp 5tr/tháng), tôi làm quản lý tại một tập đoàn (thu nhập 10tr/tháng).Nay vợ chồng tôi ly hôn, tôi muốn nuôi con tôi (con tôi rất quý tôi hơn mẹ), tôi phải làm gì và như thế nào để được quyền nuối con khi vợ chồng tội ly hôn. Xin trân trọng!      

Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

Tư vấn điều kiện giành quyền nuôi con sau ly hôn

Tư vấn điều kiện để yêu cầu giành quyền nuôi con khi ly hôn

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

==========================

Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ ba - Tư vấn điều kiện giành quyền nuôi con sau ly hôn

Xin chào luật sư. Tôi và chồng kết hôn ngày 11/4/2013 và có với nhau một bé trai sinh ngày 21/7/2013. Do cuộc sống có nhiều mâu thuẫn không thể dung hòa tôi quyết định ly thân trước rồi mới ly hôn. Vào tháng 3/2016 tôi và chồng chính thức ly thân và tôi đưa con về nhà cha mẹ tôi sinh sống và tôi cho con về nhà chồng chơi mỗi tuần từ thứ 6 đến chủ nhật thì đưa lên trả nhưng đến 28/10/2016 chồng tôi có lên đón cháu về chơi nhưng sau đó k đưa lên thậm chí đưa con qua địa bàn khác và cắt đứt liên lạc khiến tôi không tìm được. Quá bức xúc tôi đâm đơn ly hôn và đang được xã thụ lý. Đến ngày 25/11/2016 được tin chồng đưa con về tôi có xuống nhà và xin được gặp và đưa con về nhà mình nhưng chồng và gd chồng đã ngăn cấm không cho gặp và đưa đi. Nay tôi muốn hỏi tôi có thể kiện họ k?nếu có thể thì đơn viết ntn? Và thủ tục ly hôn muốn nhanh chóng thì p làm sao? 

Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

Thủ tục đơn phương ly hôn

Tư vấn điều kiện giành quyền nuôi con sau ly hôn

Thứ nhất, về vấn đề gia đình nhà chồng ngăn cấm không cho chị gặp con là xâm phạm quyền của người mẹ. Do đó, chị có thể yêu cầu phía CA xã, phường can thiếp giải quyết. Vấn đề trực tiếp nuôi con do hai bên thỏa thuận với nhau, nếu không thỏa thuận được chị có quyền yêu cầu TAND giải quyết. 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Trường hợp người chồng giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luât sư tư vấn trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo