Nguyễn Kim Quý

Tôi không ký đơn ly hôn và muốn gắn kết lại gia đình

Chào luật sư, cho tôi hỏi về việc không muốn ly hôn như sau: Tôi sinh năm 198x ,vợ tôi sinh nam 199x. Sau 3 năm cưới vợ chồng tôi có được một cháu hơn 2 tuổi. Sau khi sinh cháu được gần một năm tôi bắt đâu bỏ bê công việc, mải mê vào game. Được sự khuyên bảo của gia đình nhiều lần tôi vẫn chứng nào tật nấy.

Vợ tôi thì lo làm ăn chăm lo việc nhà, chăm lo cho con. Tôi như vậy và một phần vợ tôi cho là áp lực gia đình nên vợ tôi có suy nghĩ bỏ di. Toi thì không muốn thương con yêu vợ nên tôi hứa với vợ tôi bỏ game để cùng nhau làm lại. Vợ tôi cũng đã đồng ý cả hai vợ chồng làm lại. Sau khi làm lại được bốn ngày thì vợ tôi bỏ đi mà trong nhà không ai biết và đòi viết đơn ly hôn mà tôi không đồng ý. Vì yêu vợ thương con tôi đã bỏ game và có việc làm. Vây xin luật sư cho tôi hỏi: tôi không đồng ý ký đơn ly di mà mình bản thân tôi muốn xa vợ xa con muốn gắn kết lại tôi phải làm gì? Và tòa sẽ giải quyết sao cho trường hợp như tôi?

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Việc bạn hỏi muốn gắn kết lại với vợ bạn thì bạn cần làm gì thì câu này không nằm trong phạm vi tư vấn của công ty chúng tôi. Bạn có thể gửi đến nhà tâm lí để được giải đáp.

Thẩm quyền giải quyết của Tòa án:

+ Trong trường hợp không biết thông tin về nơi cư trú, làm việc của vợ/chồng bị đơn thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự:

Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết”.

Theo quy định trên nếu vợ của bạn làm đơn xin ly hôn thì có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú ( tức nơi cư trú của bạn) để được giải quyết.

Tại Bộ luật tố tụng dân sự cũng quy định:

Thẩm quyền của Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

1. Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Toà án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
 
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này”.
 
Theo quy định trên nếu vợ bạn nộp hồ sơ yêu cầu giải quyết việc ly hôn của mình tại tòa án nhân dân cấp huyện nơi bạn cư trú, làm việc cuối cùng nếu biết.
 
+ Khi nhận và thụ lý đơn yêu cầu ly hôn của nguyên đơn, theo quy định tại Điều 146 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, tòa án có nghĩa vụ “cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cho đương sự”. Trong trường hợp này, tòa án sẽ thực hiện thủ tục niêm yết công khai để triệu tập bị đơn theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự, như sau:

2. Việc niêm yết công khai văn bản tố tụng do Tòa án trực tiếp hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được cấp, tống đạt hoặc thông báo được thực hiện theo thủ tục sau đây:

a) Niêm yết bản chính tại trụ sở Tòa án, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được cấp, tống đạt hoặc thông báo;

b) Niêm yết bản sao tại nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được cấp, tống đạt hoặc thông báo;

c) Lập biên bản về việc thực hiện thủ tục niêm yết công khai, trong đó ghi rõ ngày, tháng, năm niêm yết.

3. Thời gian niêm yết công khai văn bản tố tụng là mười lăm ngày, kể từ ngày niêm yết”.

Nếu tòa triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà bạn cố tình không có mặt thì tòa lập biên bản về việc không tiến hành hòa giải được và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung. Nếu bạn vẫn không có mặt tại phiên tòa thì tòa án sẽ xét xử vắng mặt bị đơn tức là vắng măt bạn.

 

Trên đây là nội dung tư vấn về: Tôi không ký đơn ly hôn và muốn gắn kết lại gia đình. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo