Luật sư Phùng Gái

Thủ tục đơn phương ly hôn và giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con ?

Câu hỏi tư vấn: Tôi năm nay 27 tuổi hiện đã có một cháu trai 18 tháng tuổi, tôi lập gia đình vào tháng 5 năm 2013, trong thời gian chung sống vợ chồng chúng tôi gặp một số bất đồng quan điểm sống đã xảy ra cãi vã nhiều lần đỉnh điểm của cãi vã là tôi bị chồng bạo hành vào đầu tháng 10 năm 2013.

Sau đó đã được giải quyết tình cảm cả 2 bên đã hứa thay đổi để hòa hợp với nhau hơn trong cuộc sống và kết quả là chúng tôi đã quyết định sinh con và củng cố tình cảm vào tháng 10 năm 2014 tôi hạ sinh cháu trai và quyết định về  nhà chăm cháu ,còn chồng tôi thì vẫn làm ngoài hà nội ( nói qua một chút về công việc của chồng tôi hiện tại đang làm nhân viên bàn tại quán karaoke mức lương cứng là 2,5 triệu / 1 tháng còn lại là tiền khách bo ) khi cầu cháu nhà tôi được 6 tháng tuổi tôi phát hiện chồng tôi có mối quan hệ yêu đương ngoài luồng với một cô gái làm PG rượu tại quán karaoke đó được mấy tháng rồi. Ban đầu tôi quyết định bỏ qua vì chồng tỏ ra ăn năn và hứa sẽ giải quyết mọi chuyện với cô gái đó và sau một thời gian chồng tôi không có ý định giải quyết mọi chuyện mà còn công khai yêu đương, còn dọn về sống chung như vợ chồng với cô gái kia. 

Sau thời gian đó chúng tôi quyết định sống li thân đến nay đã được hơn một năm, tôi cần luật sư tư vấn giúp tôi muốn li hôn cần những thủ tục gì ? Và tôi muốn dành phần nuôi con thì cần thủ tục gì? Trân thành cảm ơn!

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Do thông tin bạn đưa ra không đầy đủ về việc bạn với chồng chung sống với nhau có đăng ký kết hôn hay không? Theo đó, sẽ có hai trường hợp xảy ra:

 

+ Trường hợp 1, có đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể, Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình 2014:

 

Điều 9. Đăng ký kết hôn

 

1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.

 

Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.

 

2. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.

 

**Về yêu cầu giải quyết ly hôn:

 

Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

 

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

 

Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

 

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

 

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

 

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

 

Như vậy, trong trường hợp này nếu bạn nhận thấy cuộc sống hôn nhân không thể duy trì do hành vi bạo lực, hành vi ngoại tình của chồng thì bạn có quyền đơn phương ly hôn và thủ tục đơn phương ly hôn sẽ bao gồm:

 

Hồ sơ khởi kiện xin ly hôn gồm có: 

 

+   Đơn xin ly hôn (theo mẫu);


+   Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);


+   Sổ hộ khẩu, Chứng minh thư nhân dân của vợ, chồng (bản sao chứng thực);


+   Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực) trong trường hợp có yêu cầu về dành quyền nuôi con;


+   Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất (sổ đỏ); Đăng ký xe; sổ tiết kiệm… (bản sao chứng thực); (Hồ sơ có thể nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua đường Bưu điện)
 

**Quyền nuôi con: 

 

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

....

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

 

Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

 

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

 

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

 

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

 

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

 

Theo đó, như bạn cung cấp thông tin thì con bạn năm nay mới được 18 tháng tuổi và bạn muốn dành quyền nuôi con nên về nguyên tắc Tòa án sẽ giao quyền trực tiếp nuôi dưỡng con cho bạn chăm sóc( nếu chứng minh được có đủ điều kiện nuôi con)và người chồng sẽ là người có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con đến khi con đủ 18 tuổi hoặc thời điểm con có thể tự tạo ra nguồn thu nhập.

 

+ Trường hợp 2, hai bạn sống chung như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn thì theo quy định hiện nay nếu bạn không muốn duy trì quan hệ trên thì cũng không cần làm thủ tục ly hôn vì trên thực tế pháp luật không công nhận quan hệ vợ, chồng của hai người. Tuy nhiên, đối với quyền nuôi con thì vẫn sẽ được áp dụng giải quyết như đối với trường hợp vợ, chồng ly hôn.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo