Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Khai tử là gì? Thủ tục khai tử thực hiện thế nào?

Khai tử là vấn đề không còn xa lạ với nhiều người, chúng ta đều hiểu đây là thủ tục phải thực hiện khi một người qua đời. Tuy nhiên các vấn đề pháp lý liên quan đến khai tử như hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền, thời hạn thực hiện,... thì không phải ai cũng nắm rõ. Việc một người chết đi thường là những sự kiện bất ngờ, trong khi đó thủ tục khai tử có quy định thời hạn thực hiện; do đó việc nắm bắt những quy định pháp luật về vấn đề này là điều cần thiết. Qua bài viết dưới đây, Luật Minh Gia sẽ cung cấp đến bạn đọc các thông tin cụ thể liên quan đến thủ tục khai tử.

1. Khái niệm khai tử

Khai tử được hiểu đơn giản là khai báo cho người mới chết. Dưới góc độ pháp lý, đây là thủ tục do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện nhằm xác nhận sự kiện chết của một con người và xác định sự chấm dứt các quan hệ pháp luật của người đó, đồng thời, là phương tiện để Nhà nước theo dõi biến động dân số của mình.

Khi một người qua đời, người thân phải làm thủ tục đăng ký khai tử và kết quả của thủ tục này là Giấy khai tử.

2. Thủ tục khai tử

2.1. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai tử

Thứ nhất, về thẩm quyền đăng ký khai tử trong nước:

Theo quy định tại Điều 32 Luật Hộ tịch 2014 Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử. Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử.

Lưu ý: Đối với trường hợp đăng ký khai tử cho người chết ở khu vực biên giới, thẩm quyền đăng ký khai tử được quy định tại Điều 20 Thông tư 04/2020/TT-BTP, cụ thể như sau:

– Ủy ban nhân dân xã ở khu vực biên giới thực hiện đăng ký khai tử cho người chết là người nước ngoài cư trú tại xã đó.

Thứ hai, đối với khai tử cho trường hợp có yếu tố nước ngoài:

Tại Điều 51 Luật Hộ tịch 2014 Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử cho người nước ngoài hoặc công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài chết tại Việt Nam.

Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử.

2.2. Thời hạn đăng ký khai tử

Theo quy định tại Điều 33 Luật Hộ tịch 2014 trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử; trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử.

Công chức tư pháp – hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc khai tử cho người chết; trường hợp không xác định được người có trách nhiệm đi khai tử thì công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện đăng ký khai tử.

2.3. Hồ sơ đăng ký khai tử

Theo quy định tại Điều 34, Điều 52 Luật Hộ tịch 2014 và Hướng dẫn tại Nghị định 123/2015/NĐ-CP, người đi đăng ký khai tử cần chuẩn bị hồ sơ gồm các tài liệu, giấy tờ sau đây:

– Tờ khai theo mẫu quy định

– Bản sao Giấy báo từ trước đây được cấp hợp lệ. Nếu không có bản sao Giấy báo tử hợp lệ thì nộp bản sao hồ sơ, giấy tờ liên quan có nội dung chứng minh sự kiện chết.

(Giấy báo tử được cấp cho thân nhân người chết để đi khai tử. Trong trường hợp người chết không có thân nhân, thì Giấy báo tử được gửi cho Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi có thẩm quyền đăng kí khai tử, để Uỷ ban nhân dân cấp xã đăng kí khai tử)

2.4. Trình tự đăng ký khai tử

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra hồ sơ. Nếu xét thấy các thông tin là đầy đủ, chính xác và việc đăng ký lại khai tử là đúng pháp luật thì báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký cấp bản chính trích lục hộ tịch cho người có yêu cầu; ghi nội dung đăng ký lại khai tử vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu khai tử ký, ghi rõ họ tên vào Sổ hộ tịch. Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết được kéo dài không quá 10 ngày làm việc.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo