Luật sư Trần Khánh Thương

Thu nhập thấp hơn vợ thì chồng có giành được quyền nuôi con không?

Thu nhập thấp hơn vợ thì chồng có giành được quyền nuôi con không? Câu hỏi đề nghị tư vấn: Kính gởi Văn phòng Luật Minh Gia,Tôi hiện có vướng mắc về ly hôn, sau khi tìm hiểu thông tin trên mạng và biết được địa chỉ mail của Quý Văn phòng, tôi rất mong nhận được sự tư vấn.Vợ chồng tôi cưới nhau được 6 năm, hiện bé đã 6 tuổi và đang học lớp 1.

 

 

..........Trước đây thu nhập hàng tháng của tôi dao động từ 25-30 triệu/tháng. Tuy nhiên gần đây công ty ít dự án nên các nhân viên đều bị cắt giảm lương (hiện giờ tôi chỉ còn khoảng 10-12 triệu/ tháng), và sắp tới có thể sẽ bị cắt giảm người (đồng nghĩa thất nghiệp, tôi cũng đang tìm công việc mới để nhảy).Vợ tôi thì có thu nhập khoảng 40-50 triệu/tháng, tuy nhiên các công việc nhà cửa:nấu ăn, dọn dẹp, chăm bé, tắm rửa, ru ngủ, dạy học...toàn là tôi làm từ a-z từ trước đến nay. Một phần vì đôi khi vợ tôi làm về trễ, đa phần là không muốn làm. Nếu chúng tôi ly hôn thì dựa trên việc chăm sóc con và gia đình từ trước đến giờ, cộng với thu nhập dao động 10-15 triệu/tháng (thấp hơn thu nhập của vợ) thì tôi có giành được quyền nuôi con hay không?Rất mong nhận được tư vấn của Quý Văn phòng Luật..Best Regards,

 

Trả lời tư vấn:

 
Chào anh! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:
 
 
Việc xác định bố hay mẹ là người có điều kiện và khả năng trực tiếp nuôi con tốt hơn cần xem xét và cân bằng tất cả các yếu tố mà các bên có để xác điịnh ai là người có điều kiện trực tiếp nuôi con tốt hơn. Do đó, mức thu nhập không phải yếu tố duy nhất để xác định điều kiện nuôi con tốt hơn. Nếu các điều kiện khác của anh tốt hơn (thời giờ chăm sóc con, khả năng chắm sóc con, nơi ở, tư cách đạo đức....) thì anh vẫn có thể giành được quyền nuôi con. 

Anh tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!
 

1 |==========================

Thay đổi họ cho con và quyền nuôi con sau khi ly hôn

 

Câu hỏi đề nghị tư vấn:

Chào luật sư. Hiện tại gia đình em đã có giấy đăng ký kết hôn của, con chung tính đến 9/10 là đc tròn 1 tháng nhưng chưa đăng kí giấy khai sinh cho con. Hiện tại gia đình vợ chồng em có xảy ra mâu thuẫn và muốn đề đơn ly hôn. Cho em hỏi nếu như chưa đăng kí giấy khai sinh cho con thì sau ly hôn em muốn con được theo họ mẹ và quyền nuôi dưỡng thuộc về người mẹ hay không? Nếu như đã đăng kí giấy khai sinh thì có được chuyển đổi họ hay không?  Em xin cảm ơn. mong sớm nhân  được thư phản hồi của luật sư.

 

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:
 
Về vấn đề họ của con.
 
 
Theo quy định tại Điều 4 nghị định Nghị định 123/2015/NĐ-CP nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch quy định:

1. Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây: 

a) Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán; 

b) Quốc tịch của trẻ em được xác định theo quy định của pháp luật về quốc tịch; 

c) Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh được cấp khi đăng ký khai sinh. Thủ tục cấp số định danh cá nhân được thực hiện theo quy định của Luật Căn cước công dân và Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Căn cước công dân, trên cơ sở bảo đảm đồng bộ với Luật Hộ tịch và Nghị định này; 

d) Ngày, tháng, năm sinh được xác định theo Dương lịch. Nơi sinh, giới tính của trẻ em được xác định theo Giấy chứng sinh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì xác định theo giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch. 

Đối với trẻ em sinh tại cơ sở y tế thì nơi sinh phải ghi rõ tên của cơ sở y tế và tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi có cơ sở y tế đó; trường hợp trẻ em sinh ngoài cơ sở y tế thì ghi rõ tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi trẻ em sinh ra. 

đ) Quê quán của người được đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 8 Điều 4 của Luật Hộ tịch.
 
Như vậy, nếu con bạn chưa đăng ký khai sinh, hai vợ chồng thỏa thuận về việc con mang họ bố hoặc họ mẹ thì họ của của con xác lập theo thỏa thuận của hai vợ chồng. Trường hợp không thỏa thuận được thì áp dụng theo tập quán, thông thường ở các địa phương, tập quán đặt họ cho con là theo họ bố. Nếu đã đăng ký khai sinh con mang họ bố, sau này muốn đổi họ con từ họ của bố sang họ của mẹ thì phải được sự đồng ý của bố đứa bé.
 
Về quyền nuôi con khi ly hôn.
 
Khi hai vợ chồng ly hôn mà không tự thỏa thuận được quyền nuôi con thì sẽ áp dụng quy định của pháp luật. Theo quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định "Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con".
 
Như vậy, con bạn dưới 36 tháng tuổi nên bạn sẽ được ưu tiên dành quyền nuôi con.
 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Thu nhập thấp hơn vợ thì chồng có giành được quyền nuôi con không?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng
P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo