Vũ Thanh Thủy

Sổ tiết kiệm ngân hàng đứng tên của vợ hoặc chồng có phải chia khi ly hôn không?

Tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng là khái niệm phát sinh trong quan hệ hôn nhân và gia đình. Việc xác định tài sản chung, tài sản riêng có giá trị rất lớn trong việc xác định quyền của các bên đặc biệt trong trường hợp đời sống hôn nhân của vợ chồng không thể tiếp tục kéo dài và dẫn đến ly hôn.

1. Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân, gia đình

Trong quá trình giải quyết ly hôn, các tranh chấp liên quan đến tài sản và tranh chấp liên quan đến quyền nuôi con là các tranh chấp phổ biến nhất. Trong đó, các tranh chấp liên quan đến phân chia tài sản thường tương đối phức tạp gây ra các khó khăn trong quá trình giải quyết.

Các tranh chấp về tài sản chung có thể là tài sản mà vợ chồng thống nhất là tài sản chung nhưng không thống nhất được cách chia hoặc tài sản mà họ không thống nhất được với nhau là tài sản chung như: tranh chấp do một bên cho rằng là tài sản chung, bên kia thì không…

Nếu bạn đang có vướng mắc liên quan đến việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân hoặc muốn xác định các quy định pháp luật về phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì bạn có thể liên hệ với công ty Luật Minh Gia theo các hình thức như gửi Email tư vấn hoặc gọi tới số Hotline 1900.6169 để chũng hỗ trợ tư vấn cụ thể trường hợp bạn đang vướng mắc.

2. Sổ tiết kiệm ngân hàng đứng tên của vợ hoặc chồng có phải chia khi ly hôn không?

Câu hỏi: Chào Luật sư. Xin luật sư tư vấn giúp em việc này ạ. Em muốn li hôn. Nhưng hiện tại em có 1 số tiền khá lớn gửi tiết kiệm ngân hàng đứng tên em. Bây giờ em muốn số tiền đó trở thành tài sản riêng của em thì em phải làm gì ạ? Nếu bây giờ em rút toàn bộ tiền ra, sau đó chuyển cho em gái em để nó mua đất đứng tên nó. Sau đó nó làm thủ tục tặng lại em. Vậy thì có được không ạ? Luật quy định thế nào? Mong luật sư sớm hồi âm. Chúc luật sư thật nhiều sức khỏe.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi tới Công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ theo khoản 1 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về tài sản chung, theo đó:

“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

…..”

Do đó, nếu khoản tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng là khoản tiền được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân, do vợ, chồng cùng nhau tạo lập thì có thể xác định đây là tài sản chung của hai người. Trường hợp hai vợ chồng ly hôn mà không thỏa thuận được về việc chia tài sản chung thì tài sản về nguyên tắc sẽ được chia đôi.

Nếu số tiền gửi tiết kiệm là tài sản chung của vợ, chồng nhưng bạn tự ý chuyển toàn bộ số tiền trên cho em gái nhằm mục đích để không phải chia số tài sản này, thời điểm Tòa án giải quyết chồng bạn có căn cứ chứng minh việc chuyển giao này nhằm mục đích tẩu tán tài sản thì giao dịch giữa bạn về em gái sẽ bị vô hiệu theo khoản 2 Điều 124 Bộ luật lao động 2012:

“Điều 124. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo

1. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.

2. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.”

Số tiền gửi ngân hàng có thể không chi cho chồng bạn nếu thuộc vào một trong hai trường hợp sau:

Trường hợp 1: Có căn cứ chứng minh đây  là tài sản riêng của bạn, có thể là tài sản mà bạn có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng.

Trường hợp 2: Vợ chồng bạn làm văn bản thỏa thuận phân chia tài sản tại văn phòng công chứng, theo đó, trong đó có thỏa thuận số tiền gửi tiết kiệm là tài riêng của bạn, khi ly hôn phần tài sản này sẽ không dùng để chia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo