Luật sư Trần Khánh Thương

Sau khi ly hôn người mẹ chết, bố có quyền yêu cầu nuôi con không?

Xin chào Luật sư! cháu xin tự giới thiệu cháu tên là P..., cháu sinh năm 199x, quê cháu ở X và cháu là người dân tộc. Cháu muốn hỏi Luật sư một vấn đề thực tế trong gia đình cháu như sau: Năm 200x anh trai cháu tên là Kh lấy vợ tên là T (lấy theo phong tục nên không có giấy đăng kí kết hôn), đến năm 2013 anh chị có hai con trong đó có 1 con trai tên Th 1 con gái tên N.

Tuy nhiên do không hiểu nhau nên anh chị đã chia tay, anh chị chưa có tài sản chung gì ngoài hai đứa con. Khi bỏ nhau, anh chị quyết định mỗi người có trách nhiệm nuôi một con, trong đó anh nuôi con trai còn chị nuôi con gái. Chị T và con gái về ở với bố mẹ đẻ. Đầu năm 2015 chị lấy chồng mới ở một huyện khác trong tỉnh (chồng mới chị Tr tên là L đã có 4 đứa con, vợ cả chết do ốm đau, chị T và chồng mới không có giấy đăng kí kết hôn) anh K lấy vợ mới ở Nghệ An (vợ mới tên H, đã có 1 đứa con trai, chồng cũ mất do bị ung thư, anh K và chị Hoa có đăng kí kết hôn). Vào khoảng tháng 11, không may chị T mất do tai nạn lao động, cháu N ở với bố mới. Nhưng do điều kiện nhà anh L rất khó khăn, lại có nhiều con, cháu còn quá nhỏ (5 tuổi) để lao động phụ giúp gia đình. Do đó anh K và chị H đã đi hỏi đón cháu N về chăm sóc vì anh K và chị H có nhiều điều kiện chăm sóc cho cháu N ăn học (anh là vận hành viên nhà máy S, chị là giáo viên mầm non). Tuy nhiên, khi đi đón cháu N thì anh L và gia đình anh L nhất quyết không đồng ý cho cháu N về cùng anh K và chị H mặc dù anh K đã đề xuất trả số tiền anh L đã nuôi con trong thời gian qua. Còn cháu N thì còn quá nhỏ để có những quyết định cho mình, thậm chí cháu còn không nhớ mặt bố đẻ mình vì ngày chị T và anh K bỏ nhau cháu N mới có 2 tuổi.

Như vậy, cháu muốn hỏi Luật sư là: Liệu anh K và chị H có thể đón cháu N một cách hợp pháp được không? Nếu được thì cơ sở pháp lí được quy định tại điều bao nhiêu trong bộ luật nào? Nếu không được thì lí do vì sao và cơ sở pháp lí của nó? Rất mong luật sư có thể dành chút thời gian của mình để giải đáp cho cháu. Cháu xin chân thành cảm ơn Luật sư!

 

Trả lời: Chào bạn! Cảm ơn bạn đọc đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Với những vướng mắc của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

 

Căn cứ theo quy định tại ĐIều 69 Luật Hôn nhân gia đình 2014 về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ như sau:

 

Điều 69. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ

....

2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

 

Và theo quy định tại Điều 13 Luật Cư trú 3013:

 

Điều 13. Nơi cư trú của người chưa thành niên

1. Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống.

2. Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.

 

Theo đó, trường hợp anh trai bạn là bố đứa trẻ thì khi mẹ cháu mất, anh có quyền thực hiện việc trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc cho cháu. Tuy nhiên, theo thông tin anh cung cấp, anh bạn và vợ cũ có chung sống như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn. Vậy vấn đề đặt ra là anh bạn phải chứng minh được cháu N là con của anh bạn. Nếu trong giấy khai sinh có ghi tên anh bạn là cha của cháu N thì anh bạn hoàn toàn có quyền đón cháu về để trực tiếp nuôi dưỡng. Nếu trên giấy khai sinh của cháu không có tên cha hoặc ghi tên người khác thì anh bạn có quyền khởi kện ra TAND có thẩm quyền để yêu cầu xác nhận quan hệ cha con sau đó mới thực hiện quyền của cha mẹ với con.

 

Trên đây là nội dung tư vấn về: Sau khi ly hôn người mẹ chết, bố có quyền yêu cầu nuôi con không?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo