Cà Thị Phương

Quyền yêu cầu TA hạn chế quyền thăm nom của người không trực tiếp nuôi con.

Luật sư cho hỏi, Tôi và chồng sắp ly hôn và chỉ đợi quyết định của tòa án. Tôi là người đệ đơn và chỉ xin quyền nuôi con trai, cháu 6 tuổi. Trên tòa đồng ý cho tôi quyền nuôi con và thỏa thuận là chồng tôi sẽ đón con tôi hai ngày thứ 7 và chủ nhật

Tuy nhiên tôi thì chỉ muốn chồng tôi đón trong ngày (có thể chấp nhận hai ngày một ngày trong tuần và một ngày cuối tuần) không muốn cho cháu ngủ qua đêm bên nhà chồng (tất nhiên có 1 số lý do không tiện nói). Xin hỏi luật sư có cách nào thực hiện được việc đấy không? 

Câu hỏi thứ hai ví dụ li dị xong chồng tôi hôm nào cũng sang chơi với con, ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như sinh hoạt của hai mẹ con thì luật có quy định hạn chế việc này không?

Câu hỏi thứ ba: Thời gian tới tôi sẽ đăng ký xin học bổng đi học tập ở nước ngoài, tôi có ý định mang con đi theo và đảm bảo mọi thứ cho con phát triển tốt vậy chồng tôi có quyền ngăn cản hay làm khó dễ gì không và khi đưa con đi tôi có phải làm thủ tục gì liên quan đến chồng cũ không

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

 

Theo quy định tại Điều 82, của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:

 
“1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi
 
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
 
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
 
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”

 

Khi tòa án giải quyết việc ly hôn của vợ chồng bạn, nếu chồng bạn là người không trực tiếp nuôi con nhưng có quyền được thăm nom con mà không ai được cản trở. Tuy nhiên  nếu bạn không muốn cho con ngủ qua đêm bên nhà chồng và việc thăm nom của chồng bạn quá thường xuyền gây ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như sinh hoạt của hai mẹ con, bạn có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó dựa vào căn cứ lợi dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con căn cứ vào Khoản 3 Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014:
 
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”

 

Bạn hoàn toàn có quyền đưa con ra nước ngoài tuy nhiên bạn phải chứng minh được việc đưa con ra nước ngoài vẫn hoàn toàn đảm bảo việc chăm sóc, nuôi dưỡng và phát triển tốt cho con bạn và hoàn toàn không ngăn cản việc thăm nom con của chồng bạn. Thậm chí theo quy định tại Khoản 1 Điều 83 Luật hôn nhân và gia đình 2014:
 
 “1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình

 

Bạn còn có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình. Chồng bạn chỉ có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi quyền nuôi con nếu như chứng minh được bạn-người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

 

Sau khi ly hôn, cha của con bạn là người không trực tiếp nuôi con nhưng có nghĩa vụ cấp dưỡng, do đó trước khi ra nước ngoài bạn có thể thỏa thuận với cha của con bạn về phương thức hưởng cấp dưỡng và thỏa thuận về việc thăm nom của cha của con bạn khi bạn ra nước ngoài.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo