Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau ly hôn

Ly hôn là gì? Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn? Trình tự, thủ tục khi tiến hành ly hôn? Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn được quy định như thế nào? Luật Minh Gia tư vấn những nội dung này như sau:

1. Luật sư tư vấn về ly hôn

Việc xây dựng một gia đình hạnh phúc, lâu dài là điều mong ước của tất cả cặp vợ chồng. Tuy nhiên, trên thực tế không phải cặp vợ chồng nào cũng có thể chung sống với nhau đến hết đời, do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc chung sống của họ không thể tiếp tục kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được thì việc chấm dứt hôn nhân bằng việc ly hôn là một giải pháp thiết yếu. Theo đó, ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Vậy nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn và quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con sau khi ly hôn được quy định như thế nào? Để xác định cụ thể những vấn đề này thì các bên phải tìm hiểu kỹ quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Trong trường hợp bạn có vướng mắc liên quan đến các vấn đề thuộc lĩnh vực hôn nhân và gia đình thì bạn có thể gửi câu hỏi đến Luật Minh Gia hoặc gọi Hotline1900.6169 để được chúng tôi hỗ trợ.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau ly hôn

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định mộ số điều cụ thể về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn như sau:

quyen-cha-me-jpg-28112014015959-U17.jpg
Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con (ảnh minh họa)

1. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

-  Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

-  Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con;

+ Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con;

+ Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

-  Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

2. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

-  Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

- Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

3. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

-  Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ sau:

+ Tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi

+ Có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con

+ Yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

- Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

4. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

- Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

- Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

+ Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

+ Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

- Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

- Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

- Trong trường hợp có căn cứ theo quy định của pháp luật, trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

+ Người thân thích;

+ Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

+ Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

+  Hội liên hiệp phụ nữ.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo