Nguyễn Ngọc Ánh

Quyền và nghĩa vụ chăm sóc con sau ly hôn

Thưa luật sư, cho tôi hỏi về quyền lợi và nghĩa vụ của bố mẹ chăm sóc con sau khi ly hôn như sau: Tôi và chồng đã ly hôn được 5 tháng, lúc đó con trai tôi được 15 tháng tuổi. Tôi được quyền nuôi con và không yêu cầu anh ta trợ cấp nuôi con. Kể từ đó tới giờ cũng có đôi lần anh ta gửi tiền cho con tôi .hiện tại tôi và con đang sống ở nhà bố mẹ tôi. Anh ta là công an khi trước làm trong tp.hcm nhưng giờ anh ta chuyển về gần nơi me con tôi sống.

Lấy quyền được thăm con anh ta liên tục yêu cầu tôi cho đón con đi nơi khác, tôi có nói "đến thăm chơi với con thì được con đón con đi nơi khác thì tôi không đồng ý" .anh ta cũng doạ nạt tôi là anh ta có công việc ổn định đợi con 3 tuổi sẽ đưa đơn đòi lại quyền nuôi con. Thưa luật sư, hiện tại tôi đang làm thủ tục để đi xuất khẩu lao động, việc đó đồng nghĩa là tôi sẽ không thể chăm sóc ,giáo dục con mà phải nhờ tới bố mẹ tôi chăm sóc cháu.

Vậy tôi muốn hỏi luật sư

- Việc tôi đồng ý cho anh ta tới thăm con nhưng không cho đón đi nơi khác co phải là sai.vi phạm luật không?

- Việc tôi không thể trực tiếp nuôi dậy con trong thời gian sắp tơi.nếu anh ta đòi lại quyền nuôi cháu. Vậy tôi có bị mất con không? Tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tới Công ty Luật Minh Gia! Yêu cầu của bạn được tư vấn như sau:

Thứ nhất, xét về quyền thăm nom con sau khi ly hôn

Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

"Xem chi tiết trích dẫn"

Theo quy định của pháp luật, sau khi ly hôn thì người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Tuy nhiên, pháp luật không quy định cụ thể người không trực tiếp nuôi con được gặp con trong hoàn cảnh, điều kiện nào; gặp bao nhiêu buổi trong tuần, trong tháng,....mà do sự sắp xếp, thỏa thuận của hai bên.

>> Tư vấn quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng con gọi: 1900.6169

Các bên đương sự sắp xếp lịch gặp cụ thể, địa điểm gặp cụ thể sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng người; vừa đảm bảo được quyền thăm nom con của người còn lại không trực tiếp nuôi con.

Với nội dung chị trình bày, nếu các bên không có thỏa thuận khác thì việc chị để người chồng qua nhà thăm nom con tại nhà đã đảm bảo được quyền thăm nom của người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Vậy, việc không đáp ứng yêu cầu của người chồng không trái quy định của pháp luật.

Thứ hai, về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

"Xem trích dẫn chi tiết"

- Theo chị trình bày, hiện chị đang làm thủ tục xuất khẩu ra nước ngoài lao động. Điểm b Khoản 2 Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định trường hợp người trực tiếp nuôi con không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì tòa án có quyền quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.

- Mặc dù Luật không quy định cụ thể các trường hợp người trực tiếp nuôi con không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nhưng theo chúng tôi trường hợp chị xuất khẩu đi lao động sẽ không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng. Bởi, con sẽ không thể cùng chị sang nước ngoài; bố mẹ chị không phải người có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc con.

- Vậy, trường hợp chị ra nước ngoài lao động thì chồng chị có quyền yêu cầu tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con.

- Trên đây là nội dung tư vấn về: Quyền và nghĩa vụ chăm sóc con sau ly hôn. Nếu chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ: 1900.6169 để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo