Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Quyền nuôi dưỡng chăm sóc con sau khi ly hôn?

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Dear Công ty Luật Minh Gia,Em xin có câu hỏi về quyền nuôi con sau ly hôn, em hỏi cho trường hợp anh trai ruột của em. Hiện tại 2 anh chị đã gửi đơn ly hôn ra tòa và đang đợi tòa.Em xin trình bày sự việc bên dưới và xin được tư vấn về việc dành quyền nuôi con cho anh trai em.Anh trai của em và chị dâu đã kết hôn được 9 năm và có 3 đứa con, con gái cả năm nay 9 tuổi, con gái thứ hai 4 tuổi và con trai út 2 tuổi.

Thời gian ban đầu sau kết hôn chị dâu sống cùng gia đình chồng (Gia đình em), không có bất kì vần đề gì xảy ra. Sau khoảng vài tháng sống chung do gia đình chồng đông anh em và bên nhà mẹ đẻ có một ngôi nhà ở vườn không ai ở, nên chị dâu em yêu cầu 2 vợ chồng chuyển đến đó sống, thuận tình nên 2 bên gia đình đồng ý cho a chị chuyển đến ở tại căn nhà đó (thuộc chủ của mẹ đẻ chị dâu); gia đình chồng cũng cho 1 mảnh vườn vải, hai vợ chồng vẫn thường đi lại để làm vườn. Vài năm trở lại đây anh trai em khi đi ăn cưới xin, uống rượu không biết chừng mực và thường say sỉn, không biết đường về nhà, la cà. Mọi chuyện cũng chỉ có như thế, gia đình chị dâu thấy vậy thường gây áp lực khó chịu, thậm chí còn dọa đánh và đuổi a trai em vì nhà đó là của họ.Hiện tại chị dâu em yêu cầu ly hôn và nộp lên tòa.

Vậy em muốn hỏi có cách nào để dành quyền nuôi con cho a trai em (một con trai trong 3 người con). Em biết trong trường hợp anh trai em cũng rất khó để dành quyền nuôi con vì anh em mang tiếng đi ở rể, tài sản không có. Anh trai em chỉ ở nhà lo làm vườn và thi thoảng đi trung từng vụ kiếm tiền tu sửa hết cho nhà đó. Bây giờ ly hôn anh trai em trắng tay. Em muốn hỏi bên tư vấn luật có cách nào giành được quyền nuôi con cho anh trai em như trên em kể không ạ. Em xin chân thành cảm ơn!--

 

Trả lời tư vấn:

 

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:
 

Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về vấn đề trông nom, chăm sóc con  sau khi ly hôn như sau:


 
''Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.''

 

Theo đó, với cháu 9 tuổi thì việc ai được quyền trực tiếp nuôi dưỡng con sẽ phụ thuộc vào ý chí, nguyện vọng của con. Đối với hai cháu nhỏ còn lại thì nếu anh trai muốn giành quyền trực tiếp nuôi dưỡng thì sẽ đưa ra căn cứ chứng minh cho khả năng kinh tế, chăm sóc về tinh thần cho con để Tòa án xem xét trao quyền trực tiếp nuôi dưỡng (việc đi ở rể không phải là căn cứ để không được giành quyền trực tiếp nuôi dưỡng).


Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!
 

Trân trọng

P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo