Luật sư Đào Quang Vinh

Quyền nuôi con trong trường hợp thuận tình ly hôn

Sau một thời gian chung sống thì vợ chồng tôi đã quyết đinh và thoả thuận với nhau thuận tình ly hôn. Về tài sản chung cũng như vay nợ chung đều không có. Nhưng chúng tôi có hai con. Con lớn gần 5 tuổi và con thứ 2 gần 4 tháng. Chúng tôi thoả thuận viết trong đơn thuận tình ly hôn là cháu lớn sẽ ở với tôi (tức là ở với bố) và cháu nhỏ sẽ ở với mẹ cháu tức là vợ tôi.

Nhưng theo ý kiến của vợ tôi thì trong đơn  chỉ viết là tôi sẽ nuôi cháu lớn và không cần nhắc đến cháu thứ hai. Vậy tôi muốn nhờ các anh chị tư vấn cho tôi nếu trong đơn thuận tình ly hôn viết như vậy thì khi tòa án giải quyết thì quyền nuôi con có thuộc về tôi hay không. Và liệu có xảy ra trường hợp sau khi nộp đơn giải quyết tại tòa án thì vợ tôi có thể thay đổi lại quyết định và tranh giành quyền nuôi  con ngay tại tòa hay không. Nếu xảy ra trường hợp như vậy thì tòa se giải quyết theo trình tự như thế nào và quyền nuôi cháu lớn sẽ thuộc về ai. Và việc không đưa cháu thứ hai vào đơn thuận tình ly hôn sẽ có ảnh hưởng gì đến quyết định của tòa án hay không cũng như có ảnh hưởng gì đến quyền nuôi cháu lớn khác như đã thỏa thuận trong đơn thuận tình gửi lên tòa án trước đó hay không ?

 

Trả lời, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia về câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau

Ở đây, rõ ràng hai anh chị đã thỏa thuận với nhau về việc nuôi con và anh chị cũng đã ghi trong đơn gửi lên Tòa án là quyền nuôi con lớn 5 tuổi sẽ thuộc về anh, còn cháu nhỏ mới có 4 tháng tuổi, theo như quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì con dưới 36 tháng tuổi sẽ theo mẹ. Bởi lúc này trẻ rất còn nhỏ đòi hỏi cần sự chăm sóc của mẹ, hơn nữa ở tháng tuổi này trẻ vẫn còn ở gian đoạn bú sữa mẹ nên cháu bắt buộc phải là mẹ nuôi trừ trường hợp mẹ cháu không đủ điều kiện nuôi con và anh chị thỏa thuận được với nhau là anh nuôi Khoản 3 Điều 81 luật trên

"3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."

Vì thế dù không đưa vào thì nó cũng không ảnh hưởng đến quyết định của Tòa án hay việc bạn nuôi con lớn.

Thứ hai đó là trường hợp, anh lo vợ anh trước Tòa sẽ phản bác lại thỏa thuận mà anh chị đã thống nhất và giành quyền nuôi cháu lớn, về vấn đề này Theo quy định tại Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì:

"Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn."


Như vậy điều kiện để Tòa án nhận đơn, thụ lý đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn là vào thời điểm viết đơn, ký đơn, gửi đơn vợ chồng cùng tự nguyện ly hôn và đã thoả thuận về việc chia hoặc không chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con. Bên cạnh đó, nội dung thỏa thuận của vợ chồng cũng được xem xét sao cho bảo đảm được quyền lợi chính đáng của người vợ và người con khi ly hôn.


Theo hướng dẫn tại Mục 9, Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:


Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu xin ly hôn thì Toà án vẫn phải tiến hành hoà giải. Trong trường hợp Toà án hoà giải không thành thì Toà án lập biên bản về việc tự nguyện ly hôn và hoà giải đoàn tụ không thành.


Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày lập biên bản nếu vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng không có sự thay đổi ý kiến cũng như Viện Kiểm sát không có phản đối sự thoả thuận đó, thì Toà án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn mà không phải mở phiên toà khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:


- Hai bên thật sự tự nguyện ly hôn

- Hai bên đã thoả thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con

- Sự thoả thuận của hai bên về tài sản và con trong từng trường hợp cụ thể này là bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.


Quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật ngay, các bên không có quyền kháng cáo, Viện Kiểm sát không có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm.

Như vậy, sau khi nộp đơn nếu trong giai đoạn hòa giải vợ anh lại đòi quyền nuôi con, cả hai người bất đồng quan điểm và không thống nhất được như trong đơn đã kí thì Tòa án sẽ giải quyết theo quy định của pháp luật. Theo hướng bên nào có đủ điều kiện chăm lo cho con được tốt hơn thì bên đó sẽ nhận được quyền nuôi con.

Còn nếu như khi hòa giải vợ bạn không nói gì thì lúc đó quyết định công nhận thuận tình ly hôn sẽ có hiệu lực, các bên sẽ không có quyền thay đổi.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo