Luật sư Trần Khánh Thương

Luật ly hôn khi có con nhỏ dưới 3 tuổi

Vấn đề tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn luôn là vấn đề mà cha, mẹ quan tâm khi chấm dứt quan hệ hôn nhân. Theo đó, nhằm đảm bảo trẻ em có thể được sinh sống, nuôi dưỡng trong môi trường tốt nhất, pháp luật có đặt ra các tiêu chí về độ tuổi, nguyện vọng của con, điều kiện vật chất, điều kiện tinh thần của người nuôi dưỡng,... để quyết định ai là người có quyền nuôi con.

Với nhiều năm kinh nghiệm giải quyết các vụ việc về Hôn nhân gia đình, Luật sư của Luật Minh Gia sẽ giải đáp các thắc mắc của khách hàng, đồng thời tư vấn, hướng dẫn phương án tốt nhất để đảm bảo quyền lợi cho bạn khi ly hôn.

1. Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi của mẹ khi ly hôn thế nào?

Câu hỏi:

Em và chồng gặp nhiều mâu thuẫn. Hiện tại em có con 9 tháng tuổi. Em trước khi sinh có làm ở nhà nước (em có bằng cao đẳng). Và bây giờ em đã nghỉ làm con em còn quá nhỏ nên em chưa kiếm việc khác. Nhưng hàng tháng em vẫn được lĩnh 791.000 đồng (trợ cấp người khuyết tật). Nếu bây giờ ly hôn em sẽ về nhà ngoại ở. Còn chồng em thì đi làm xa mấy tháng mới về một lần. Ít gọi về hỏi thăm con. Hàng tháng lương được 10 triệu nhưng chỉ gửi về cho em 2 triệu. (Chồng em học tới lớp 10). Còn mẹ chồng em hay đánh cháu rất sợ. Vậy nếu ly hôn thì em có giành được quyền nuôi con hay không. Em xin cảm ơn.

Trả lời:

Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, đối với trường hợp của chị, chúng tôi có ý kiến tư vấn như sau:

- Quy định về quyền nuôi con khi ly hôn

Theo thông tin chị cung cấp, hiện con của chị 9 tháng tuổi. Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình:

Xem trích dẫn quy định về quyền nuôi con khi ly hôn

Như vậy, trong trường hợp con của chị dưới 36 tháng tuổi sẽ được pháp luật “ưu tiên” giao cho chị trực tiếp nuôi, trừ trường hợp chị không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Với những thông tin chị đưa ra, nhận thấy chị có thời gian, kiến thức để chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con.

Tuy nhiên, cần lưu ý một số yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến quyền được ưu tiên nuôi con dưới 36 tháng tuổi:

>> Tư vấn quy định về ly hôn khi con dưới 3 tuổi, gọi: 1900.6169

- Điều kiện làm căn cứ giành quyền nuôi con

Xét về điều kiện kinh tế:

Như trình bày thì chị đang nghỉ việc, chỉ có thu nhập từ trợ cấp người khuyết tật, so với thu nhập của chồng thì có phần thấp hơn và chưa có nơi ở riêng. Tuy nhiên, đây không phải là yếu tố quan trọng mang tính chất quyết định đến quyền nuôi con của chị. Vì sau khi ly hôn người không trực tiếp nuôi con vẫn có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con hàng tháng. Nếu tòa giao quyền nuôi con cho chị thì người chồng phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Do con chị dưới 36 tháng nên vấn đề về kinh tế không ảnh hưởng đến quyền ưu tiên nuôi con của chị.

- Về điều kiện sức khỏe:

Theo thông tin chị cung cấp thì chị bị khuyết tật, do thông tin không cụ thể nên chúng tôi chưa đánh giá được tình trạng sức khỏe của chị có thể trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con hay không. Giả sử sức khỏe của chị không đảm bảo để nuôi con thì có ai hỗ trợ trong việc chăm sóc con hay không...Đây là yếu tố bất lợi đối với chị, vì có thể sẽ ảnh hưởng đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng con.

- Về điều kiện của bên còn lại:

Người chồng có thu nhập cao hơn chị, tuy nhiên thường xuyên đi làm xa nhiều tháng mới về một lần. Đây là lợi thế của chị khi giành quyền nuôi con.

Trường hợp có những bất lợi về sức khỏe để giành quyền ưu tiên nuôi con thì khi giải quyết ly hôn, chị có thể thu thập thêm các chứng cứ chứng minh chồng chị không quan tâm đến gia đình, con cái, đi làm xa không có thời gian để trực tiếp chăm sóc con, môi trường sống và học tập không phù hợp,... Với trường hợp của gia đình chị, việc hỗ trợ của ông bà nội, ông bà ngoại, những người thân khác trong gia đình trong trường hợp bố mẹ có những hạn chế về việc trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con sẽ là yếu tố ảnh hưởng đến quyền nuôi con của chị.

Trường hợp sức khỏe của chị hoàn toàn đảm bảo để trực tiếp nuôi con thì chị được quyền ưu tiên nuôi con dưới 36 tháng tuổi, kể cả khi người chồng có thu nhập cao hơn.

---

2. Quyền nuôi con dưới 3 tuổi của mẹ sau khi ly hôn quy định thế nào?

Câu hỏi:

Mình muốn ly hôn nhưng không biết được điều kiện hiện tại của mình có giành được quyền nuôi con hay không. Con gái của mình 1 tuổi. Mình có công việc, việc văn phòng nên có thời gian chăm con nhưng thu nhập thấp. Nếu ly hôn thì mình không có nhà ở, mình về nhà mẹ đẻ thôi.

Chồng mình thì có thu nhập cao hơn mình, chồng là con út, sống với ba mẹ, gia đình nhà chồng có điều kiện hơn nhà mình. Nhưng công việc của chồng mình thường xuyên làm đêm, nếu làm buổi ngày thì làm suốt 12 tiếng từ sáng đến tối mới về nhà lại thường xuyên nhậu về muộn. Nên thời gian chăm con và lo ăn uống, học tập của con không bằng mình.Công ty tư vấn giúp mình với ạ! Mình cảm ơn!

Trả lời tư vấn:

Chào chị! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn, đối với yêu cầu hỗ trợ của chị chúng tôi tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về Việc trông nom, chăm sóc. nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

''Xem trích dẫn quy định pháp luật''

Con chị mới 1 tuổi nên chỉ cần chị đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì có lợi thế trong việc giành quyền nuôi con. Về kinh tế, chị có quyền yêu cầu anh cấp dưỡng hằng tháng để hỗ trợ chị nuôi con. 

Chị tham khảo để giải quyết vướng mắc của mình, nếu còn chưa rõ hoặc cần hộ trợ, tư vấn thêm chị vui lòng liên hệ luật sư tư vấn trực tuyến qua điện thoại, bằng cách gọi: 1900.6169 để được giải đáp:

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo