Luật sư Vũ Đức Thịnh

Quyền nuôi con của phụ nữ đang mang thai và con dưới 36 tháng tuổi

Luật sư tư vấn quy định về quyền yêu cầu ly hôn và điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn: Thân chào luật sư. Em có một việc mong được giúp đỡ. Em không có hộ khẩu thường trú nên khi sinh con bé phải theo hộ khẩu của cha. Vì bất hòa nên 2 vợ chồng không ở vs nhau nữa, hơn 1 năm nay chồng em k về thăm cũng như phụ việc nuôi dưỡng. Nay cháu đc 24 tháng tuổi thì chồng em đòi ly hôn để dành quyền nuôi con.

Chồng e lấy lý do con nằm cùng sổ hộ khẩu nên một mực đòi giành quyền nuôi con. Trong trường hợp này e phải làm sao để giành lại quyền nuôi con khi ly hôn. Rất mong được hồi đáp, em xin chân thành cảm ơn

 

Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự sau đây:


>> Hỏi về tranh chấp nuôi con dưới 36 tháng tuổi

 

Như vậy, con dưới 36 tháng tuổi giao cho mẹ nuôi, trừ trường hợp mẹ không đủ điều kiện trực tiếp nuôi dưỡng con. Việc giành quyền nuôi con phụ thuộc vào độ tuổi của con, điều kiện vật chất và tinh thần của cha mẹ. Chồng bạn không thể lấy căn cứ con nằm trong sổ hộ khẩu nhà chồng để dành quyền nuôi con. Bạn chỉ cần có căn cứ bạn có khả năng nuôi dưỡng con và con đươi 36 tháng tuổi thì bạn hoàn toàn có quyền dành quyền nuôi con.

 

================

Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ hai - Quyền nuôi con của phụ nữ đang mang thai và nuôi con dưới 36 tháng tuổi

 

Kính thưa luật sư, tôi năm nay 30 tuổi, chồng 35 tuổi. Cả 2 làm cùng cơ quan nhà nước thu nhập của tôi gần 4tr, chồng tôi hơn 5tr 1 tháng. Chồng tôi có kinh doanh ngoài nhưng thu nhập có thu nhập thêm nhưng tôi ko nắm chính xác. Hiện chúng tôi có 1 con chung 20 tháng tuổi và 1 thai 30 tuần tuổi. Nay ly hôn tôi có chắc chắn được nuôi cả 2 con ko? Và khi các cháu lớn trên 3 tuổi có thay đổi quyền nuôi con ko? Rất mong nhận được tư vấn của luật sư.

 

Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

 

>> Tư vấn về thủ tục ly hôn và giành quyền nuôi con khi ly hôn
 

>> Quyền nuôi con của phụ nữ đang mang thai và nuôi con dưới 36 tháng tuổi

 

Như vậy, theo nguyên tắc khi ly hôn, con dưới 36 tháng tuổi do người mẹ trực tiếp nuôi trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con. Nếu tại thời điểm này hai con của chị dưới 36 tháng thì khi ly hôn có thể tòa sẽ giành quyền nuôi con cho chị khi chị có thể đáp ứng được các điều kiện cơ bản cho hai cháu. 

 

Nếu một trong hai cháu đủ 36 tháng tuổi trở lên mà người chồng có làm đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con và có căn cứ chứng minh rằng việc anh có thể đảm bảo các quyền lợi về vật chất và tinh thần cho con tốt hơn chị thì tòa án có thể căn cứ vào những chứng cứ chứng minh mà người chồng đưa ra để ra quyết định thay đổi người trực tiếp  nuôi con.

 

===================

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Tôi tổ chức đám cưới được 2 ngày, theo phong tục cưới xong có ngày lật mặt và vợ tôi bỏ về nhà bố mẹ đẻ luân không về (Có giấy đăng ký kết hôn), gi đình chúng tôi có lên đón nhưng vợ tôi không về, sau khi về vợ tôi có sinh con, tối có lên thăm nhưng không cho gặp con. Đến nay đã được hơn 1 năm từ ngày sinh con, tôi có làm đơn khởi kiện ra tòa tại nơi có hộ khẩu thường trú của vợ tôi. Vậy luật sư cho tôi hỏi trường hợp của tôi tòa giải quyết như thế nào về mức nuôi con. Tôi là lao động tự do không có việc làm?

 

Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự sau đây:

 

>> Quy định về quyền trực tiếp nuôi con khi ly hôn
 

>> Giành quyền nuôi con dưới 36 tuổi khi ly hôn 

 

Trên đây là nội dung tư vấn về: Quyền nuôi con của phụ nữ đang mang thai và con dưới 36 tháng tuổi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo