Luật sư Lê Văn Chức

Quyền nuôi con của người mẹ khi con đã quá 36 tháng tuổi.

Chào luật sư! Xin tư vấn cho tôi vấn đề hôn nhân liên quan đến quyền nuôi con trên 36 tháng tuổi khi vợ chồng ly hôn như sau: 2 vợ chồng tôi lấy nhau được 8 năm, có 1 con trai sinh vao tháng 12/200x. Thời gian vừa qua 2 vợ chồng tôi không được hòa thuận xảy ra xích mích mẫu thuẫn do chồng tôi có tình cảm đặc biệt với đồng nghiệp và đến bây giờ không thể tiếp tục cuộc sống hôn nhân.

- 2 vợ chồng tôi hiện đang sống cùng bố mẹ chồng. không có tài sản gi hết. chỉ có tiền tiết kiệm nhưng mỗi người 1 số rùi. 

- Chồng tôi làm nhân viên văn phòng tại trường tiểu học tư thục, lương khoảng 8tr/ tháng, ngoài ra còn chạy thêm xe đưa rước học sinh, dạy vi tính tại trường. Tổng thu nhập hàng tháng khoảng 12tr/ tháng. Thời gian làm việc từ 6h sáng đến 20h30 hàng ngày.

- Còn tôi làm nhân sự tại công ty, lương khoảng 7tr/ tháng. Thời gian làm việc từ 07h30 đến 16h30 hàng ngày.

- Con tôi đang học lớp 1 tư thục tại trường của ba nó làm. thời gian học từ 07h30 đến 16h30 từ thứ 2-6 hàng tuần.

- Hàng ngày chồng tôi đi làm về, không bao giờ chơi với con, cham soc con gi hết.

Vậy xin luật sư cho tôi hỏi, khi ly hôn co có gianh được quyền nuôi con ko? Vì tôi biết chồng tôi và gia đình chồng cũng muốn gianh nuôi con.

XIn chân thành cảm ơn!

 

Nội dung tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi nội dung tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với những thắc mắc của bạn, chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn như sau:

 

Theo quy định tại Điều 81, Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định:

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.
 
Trong trường hợp của bạn, do con bạn đã được 5 tuổi nên quyền nuôi con không còn được ưu tiên trước cho người mẹ nữa mà việc nuôi con sẽ được Tòa án phán quyết dựa vào quyền lợi trên mọi khía cạnh của con. Để có được quyền nuôi con, bạn cần chứng minh trước Tòa khả năng của mình trong việc tạo mọi điều kiện tốt nhất để chăm sóc con như: khả năng tài chính, điều kiện chăm sóc, giáo dục, mức độ gắn bó tình cảm mẹ và con…

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo