LS Vũ Thảo

Quy định về chế độ thai sản và hưởng tiền trợ cấp thai sản

Bạn đang có thắc mắc về Trợ cấp thai sản trên mức lương nào? Cách tính trợ cấp thai sản như thế nào? Chế độ thai sản đối với giáo viên được quy định ở đâu? Mức hưởng chế độ thai sản ra sao? Đó là một trong những thắc mắc của nhiều người khi đang chuẩn bị sinh con muốn tìm hiểu hoặc tham khảo ý kiến tư vấn để áp dụng trường hơp của mình cho đúng quy định.

1. Tư vấn về chế độ bảo hiểm thai sản

Nếu bạn không có thời gian tìm hiểu, bạn muốn đảm bảo tối đa quyền lợi của mình và để được giải đáp thắc mắc nhanh nhất, bạn có thể lựa chọn phương án hỏi ý kiến tư vấn của luật sư có chuyên môn và kinh nghiệm về bảo hiểm xã hội và chế độ bảo hiểm thai sản. Ngay lúc này hãy liên hệ với chúng tôi bằng cách gọi đến Hotline: 1900.6169 hoặc có thể đến trực tiếp văn phòng - Luật Minh Gia sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn cho bạn.

Khi lựa chọn phương án hỏi luật sư và liên hệ với chúng tôi, luật sư sẽ tiếp nhận câu hỏi, đối chiếu tình huống thực tế của bạn với quy định pháp luật hiện hành, giải thích và tư vấn cho bạn tất cả các vấn đề liên quan nhằm đảm bảo quyền và lợi ích cho bạn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống sau và tự đối chiếu, nếu vẫn còn vướng mắc thì có thể liên hệ luật sư trực tuyến để được trợ giúp.

2. Quy định về chế độ thai sản và hưởng tiền trợ cấp thai sản thế nào?

Câu hỏi: Kính chào các luật sư. Em là một giáo viên THPT, em đã có một con và dự định sinh cháu thứ hai vào năm 2020. Để chuẩn bị tốt nhất cho đứa con thứ hai em có một số vấn đề kính mong luật sư tư vấn giúp.- Từ 20/10/2016 - 20/10/2019 em sẽ được xét nâng bâc lương thường xuyên từ 2,67 lên 3,00. vậy em dự định nghỉ sinh vào tháng cuối tháng 1/2020 (ví dụ nghỉ vào 20/1/2020) thì em có được tính thai sản theo bậc lương mới không? - Em được nghỉ 6 tháng tức dự định nghỉ từ cuối tháng 1 đến cuối tháng 7/2020 (ví dụ là 20/7/2020) , lúc này đang trong thời gian nghỉ hè nên em có được làm tiền dưỡng sức sau sinh không?- Em dự định đầu tháng 8 /2020 mới nộp đơn xin nghỉ dưỡng sức sau sinh thì có được bảo hiểm làm dưỡng sức sau sinh không? vì em nghe nói hết nghỉ thai sản mà trúng hè thì không được tính tiền dưỡng sức, nhưng đến đầu tháng 8 em mới làm đơn xin nghỉ dưỡng sức thì vẫn đang trong thời gian 30 ngày sau khi làm việc (ví dụ hết thai sản vào 20/7/2020 mà đến 20/8/2020 mới hết 30 ngày) thì có được tính tiền dưỡng sức sau sinh không? Em rất mong các luật sư sẽ tư vấn giups em để em có thể lựa chọn những điều tốt nhất cho đứa con này ạ. Em xin chân thành cảm ơn!

Trả lời tư vấn: Cám ơn bạn đã gửi thông tin tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi giải quyết như sau:

Thứ nhất, về bậc lương được tính trong chế độ thai sản

Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức hưởng chế độ thai sản thì:

“1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;”

Theo đó, mức hưởng một tháng được tính bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Bạn dự sinh vào đầu tháng 1/2020, tức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính từ tháng 9 – tháng 12/2019. Như vậy, bình quân tiền lương sẽ được tính trên cả 2 bậc lương là 2,67 và 3,00.

>> Nếu còn thắc mắc cần giải đáp thêm, hãy gọi: 1900.6169 để được giải đáp nhanh chóng.

Thứ hai, về dưỡng sức sau sinh

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản thì:

“1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.”

Theo đó, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc sau thời gian nghỉ chế độ thai sản mà sức khỏe chưa phục hồi thì bạn có thể được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong khoảng thời gian từ 05 ngày đến 10 ngày. Thời gian nghỉ này bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần. 

Tuy nhiên, sau khi nghỉ hết 6 tháng thai sản, bạn vẫn được nghỉ thêm một tháng hè nữa. Tuy nhiên, dưỡng sức sau thai sản chỉ được áp dụng với trường hợp trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc sau khi hưởng chế độ thai sản - mà khoảng thời gian này bạn vẫn đang trong kỳ nghỉ hè. Do đó, cơ quan bảo hiểm sẽ không giải quyết chế độ dưỡng sức cho bạn.

Như vậy, trong trường hợp này, bình quân tiền lương hưởng chế độ thai sản của bạn được tính trên cả 2 bậc lương (6 tháng trước khi nghỉ chế độ thai sản). Nếu sau khi bạn nghỉ hết chế độ thai sản mà thời gian 30 ngày sau đó trùng vào thời gian nghỉ hè thì bạn sẽ không được giải quyết chế độ dưỡng sức sau thai sản. Nếu pháp luật bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn thi hành không có gì thay đổi thì chế độ thai sản của bạn vào năm 2020 sẽ được giải quyết theo như những gì chúng tôi đã giải đáp nêu trên.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo