Trần Phương Hà

Ông bà có giành được quyền nuôi cháu không?

Luật sư tư vấn trường hợp ông bà nội được giành lại quyền nuôi cháu từ người mẹ của cháu. Nội dung tư vấn như sau

 

Nội dung câu hỏi: Con trai tôi mất được 7 năm rồi, cháu tôi năm nay được 10 tuổi. Con dâu tôi lấy chồng khác đã có 2 con, đứa lớn đã được gần tuổi đứa nhỏ 1,5 tuổi. Vợ chồng là giáo viên dạy miền núi nên chỉ dẫn theo đứa nhỏ nhất 1.5 tuổi vào vùng núi ở gần trường dạy còn để cháu tôi và đứa lớn 6 tuổi ở ngoài chỗ thị trấn cũng với một đứa cháu bên chồng bằng tuổi cháu tôi trong một căn nhà nhìn cũng kha khá. Không có người lớn trông nom, thỉnh thoảng có bạn của vợ chồng về ở lại 1, 2 ngày, cũng có khi nhờ hàng xóm trông giúp 3 đứa nhỏ. 2 đứa lớn tự chở nhau đi học, còn đứa nhỏ 6 tuổi nhờ một người chị hàng xóm đưa đi đón về nhà trẻ, đến cuối tuần 2 vợ chồng mới ra thăm con, nấu đồ ăn bỏ vào tủ lạnh rồi mỗi ngày tụi nhỏ về tự lấy ra hâm nóng và nấu cơm ăn, còn phải 2,3 ngày nấu cháo cho gà vịt một lần. Nói chung không có ai trực tiếp luôn luôn bên cạnh chăm sóc tụi nhỏ. Hè này cháu tôi về đám giỗ ba nó, mới thấy nó chỉ có 27kg, người ốm tong teo, lớp 4 rồi mà vẫn còn nhiều từ chưa đánh vần được, rồi đau chở đi khám mới biết bị viêm thành dạ dày do ăn uống ngủ nghỉ không hợp lý. Nó rất muốn về ở với nội vì chỉ có một mình nó là cháu nội, điều kiện ở cũng tốt hơn nên sẽ tốt cho sự phát triển của nó nhưng dù nó có khóc lóc năn nỉ thậm chí là cãi to tiếng với mẹ nó nhưng mẹ nó vẫn cưỡng ép nó đi theo. Tôi muốn hỏi ông bà nội làm sao để giành quyền nuôi dưỡng cháu. Cảm ơn!

 

Trả lời câu hỏi: Cám ơn bác đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia, với câu hỏi của bác chúng cháu xin được trả lời như sau

 

Theo Khoản 5 Điều 84 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về trường hợp thay đổi người trực tiếp nuôi con “5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

 

a) Người thân thích;

 

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

 

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

 

d) Hội liên hiệp phụ nữ””

 

Như vây nếu có căn cứ chứng minh con dâu bác không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con mình thì bác có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi đứa trẻ.

 

Khoản 4 Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định “4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự”.

 

Điều 52 Bộ luật dân sự 2015 quy định về người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên

 

Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 47 của Bộ luật này được xác định theo thứ tự sau đây:

 

1. Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.

 

2. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều này thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ

 

Như vây,  bác chính là người giám hộ đương nhiên của đứa cháu 10 tuổi có quyền  nuôi cháu nếu như Tòa án có quyết định thay đổi người nuôi đứa trẻ.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng.
Luật gia / CV tư vấn: Phương Hà. - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo