LS Trần Liên

Người vợ là nạn nhân của bạo lực gia đình có quyền đơn phương ly hôn

Luật sư cho hỏi bị bạo lực gia đình. Nay người vợ muốn ly hôn và có mong muốn giành quyền trực tiếp nuôi con không, cụ thể: Tôi đã kết hôn được 1 năm và đã có 1 đưa con gái 7 tháng tuổi, do chồng tôi luôn gây bạo lực gia đình đuổi tôi ra khỏi nhà vì con quá nhỏ nên tôi ý định mang con theo nhưng chồng tôi và gia đình chồng tôi không cho tôi mang con theo.

Tôi không chịu đựng được tôi đã bỏ về ngoại và tôi quay về với con tôi thì bố chông tôi và các chị em dâu không cho tôi gần cọn, bố chồng tôi còn đánh tôi các chị em dâu xúc phạm danh dự nhân phẩm của tôi tôi phải làm thế nào để tôi được chăm sóc con. và giờ đây vợ chồng chúng tôi cũng không thể chung sống được với nhau nữa nêu tôi làm đơn ly hôn liệu tôi có được quyền nuôi con không?

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

- Thứ nhất, về hành vi bạo lực gia đình của chồng và gia đình nhà chống đối với bạn

Khoản 1 Điều 2 Luật phòng chống bạo lực gia đình quy định về các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

Như vậy với những hành động nêu trên của chồng và những người khác trong gia đình nhà chồng bạn thì đã vi phạm luật phòng, chống bạo lực gia đình và bạn là nạn nhân của bạo lực gia đình.

Theo khoản 1 Điều 5 Luật Phòng chống bạo lực gia đình thì nạn nhân bạo lực gia đình có những quyền sau:

a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;

b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;

c) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;

d) Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này;

đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Trường hợp này, nếu ngăn chặn những hành vi bạo lực gia đình này, bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của mình. Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ bạn được quy định tại Điều 18 Luật này như sau:

1. Người phát hiện bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 23 và khoản 4 Điều 29 của Luật này.
 
2. Cơ quan công an, Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về bạo lực gia đình có trách nhiệm kịp thời xử lý hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xử lý; giữ bí mật về nhân thân và trong trường hợp cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ người phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình.

Như vậy, bạn có thể trực tiếp báo tin đến cơ quan công an, ủy bạn nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư .Ngoài ra, bạn có thể tìm đến Mặt trận tổ quốc hoặc Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam để can thiệp, giúp đỡ.

- Thứ hai , bạn có quyền đơn phương  ly hôn

Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

“1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về Ly hôn theo yêu cầu một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”

Theo quy định của pháp luật thì người vợ có quyền yêu cầu giải quyết theo yêu cầu một bên. Trường hợp nguyên đơn đưa ra được căn cứ người chồng có hành vi bạo lực gia đình hoạc vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng không thể kéo dài.

Như vậy, theo quy định trên, bạn có thể làm đơn khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết cho ly hôn đơn phương.

+ Trong đơn khởi kiện ly hôn bạn có thể đưa ra căn cứ người chồng sử dụng bạo lực đánh đập bạn và gia đình nhà chồng tạo áp lực, xúc phạm nhân phẩm danh dự của bạn để làm căn cứ chứng minh cho trình trạng hôn nhân của gia đình vợ chồng bạn lầm vào tình trạng trầm trọng, đời sống hôn nhân không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được.

+ Ngoài ra, bạn có mong muốn trực tiếp nuôi con thì bạn có thể yêu cầu trong đơn khởi kiện về mong muốn trực tiếp nuôi  con. Trường hợp của chị, theo quy định của pháp luật  con 7 tháng tuổi  thì  chị sẽ là người được quyền nuôi con và người chồng phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Mức cấp dưỡng do tòa án quyết định dựa trên khả năng tài chính của chồng bạn.

*Hồ sơ ly hôn đơn phương bao gồm:

- Đơn khởi kiện ly hôn đơn phương;

- Giấy chứng nhận kết hôn (  bản chính);

- CMTND/ hộ chiếu ( bản sao chứng thực);

- Sổ hộ khẩu gia đình(Bảo sao chứng thực);

- Giấy khai sinh của con(Bảo sao chứng thực);

- Các giấy tờ chứng minh tài sản chung của vợ chồng( bản sao chứng thực);

Hồ sơ gửi tới TAND quận/ huyện nơi người chồng của bạn làm cư trú hoặc làm việc;

Trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ khi tòa án nhận đơn, nếu xem xét đủ giấy tờ theo yêu cầu thì tòa án yêu cầu bạn nộp tạm ứng án phí sơ thẩm( 200.000 VNĐ) và ra quyết định thụ lí đơn khởi kiện và giải quyết theo yêu cầu của bạn.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo