Phạm Diệu

Ly hôn với người nước ngoài, ai sẽ được quyền nuôi con?

Nhờ luật sư tư vấn về quyền trực tiếp nuôi con khi ly hôn với người nước ngoài như sau: Em lấy chồng người nước ngoài được gần 8 năm, hiện sống chung với bố mẹ chồng nên tài sản chung của 2 vợ chồng em cũng không có gì nhưng chúng em có 2 đứa con, đứa lớn nay 5 tuổi đứa nhỏ 2,5 tuổi. Hiện em với chồng đang muốn ly hôn, em nghe chồng nói bóng gió là sau khi ly hôn em sẽ phải về Việt Nam và không được gặp lại các con.

Em được biết theo luật pháp của Đài Loan nếu bên nào có đủ điều kiện tốt hơn cho sự phát triển của con thì toà sẽ được quyền nuôi con. em được biết nếu con chưa đủ 36 tháng tuổi thì người mẹ được quyền nuôi con. Em xin được hỏi luật sư: hiện em đã có CMND bên nước đó rồi sau khi li hôn em có được ở lại nước đó sống nữa hay buộc phải về Việt Nam như chồng em nói?

Câu thứ 2: Nếu em vẫn được ở lại đài loan sống em muốn được quyền nuôi con. Do điều kiện kinh tế sau khi ly hôn của em không bằng chồng nếu để toà phán quyết thì chắc em không được quyền nuôi con. Nếu em và chồng thỏa thuận em được quyền nuôi con thì Toà có xem xét không, còn nếu thỏa thuận với chồng không được. Vậy đứa nhỏ chưa đủ 36 tháng tuổi trường hợp em có giành được quyền nuôi con không?

Rất mong được luật sư giải đáp thắc mắc của em. Em xin chân thành cảm ơn luật sư!

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ theo thông tin bạn cho biết thì hiện tại chúng tôi không thể xác định được bạn đăng ký kết hôn tại Việt Nam hay tại Đài Loan? Do vậy, chúng tôi chia thành 2 trường hợp như sau:

Trường hợp 1: Đăng ký kết hôn tại nước ngoài và chưa được công nhận ở Việt Nam

Trường hợp bạn đăng ký kết hôn tại Đài Loan và việc kết hôn chưa được công nhận ở Việt Nam thì vấn đề ly hôn sẽ được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền tại Đài Loan. Các quy định liên quan đến vấn đề giải quyết ly hôn sẽ được điều chỉnh bởi pháp luật Đài Loan. Do vậy, về pháp luật Đài Loan thì chúng tôi không thể hỗ trợ cụ thể cho bạn. Trường hợp này, bạn phải cập nhật các quy định về pháp luật hôn nhân và gia đình của Đài Loan để giải quyết ly hôn.

>> Tư vấn về quyền nuôi con khi ly hôn có yếu tố nước ngoài, gọi: 1900.6169

Trường hợp 2: Đăng ký kết hôn đã được công nhận tại Việt Nam

Trường hợp bạn đăng ký kết hôn tại Việt Nam hoặc đăng ký kết hôn tại Đài Loan nhưng đã được công nhận tại Việt Nam thì bạn có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam giải quyết ly hôn. Khi đó, vấn đề giải quyết ly hôn sẽ được áp dụng theo quy định pháp luật Việt Nam.

Theo đó, Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

Xem trích dẫn quy định về quyền nuôi con khi ly hôn"

Căn cứ theo quy định trên, khi ly hôn vợ chồng bạn có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con. Trường hợp không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án xem xét ra quyết định. Tòa án sẽ xem xét ai là người trực tiếp nuôi con dựa vào việc xem xét quyền lợi về mọi mặt của con, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Ngoài ra, nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Theo thông tin bạn cho biết, bạn lấy chồng là người nước ngoài. Hiện nay, vợ chồng bạn có 2 bé: 1 bé 5 tuổi, 1 bé 2,5 tuổi. Về nguyên tắc, với bé 5 tuổi Tòa án sẽ xem xét bên nào có điều kiện tốt hơn sẽ giao con cho bên đó trực tiếp nuôi. Đối với cháu 2,5 tuổi thì Tòa án sẽ giao cho mẹ trực tiếp nuôi.

Tuy nhiên, do vợ chồng bạn có tranh chấp về quyền trực tiếp nuôi con. Do vậy, bạn cần chứng minh bạn hoàn toàn đủ điều kiện cơ bản để nuôi con: điều kiện về nhân thân (nhân thân tốt, chưa có hành vi vi phạm pháp luật…); sức khỏe tốt đảm bảo chăm sóc con; điều kiện về tài chính (thu nhập hàng tháng ổn định, lâu dài, đảm bảo về việc chăm lo cho con…). Ngoài ra, bạn có thể chứng minh thêm các yếu tố như: môi trường sống, thời gian chăm sóc con..vv. Trên cơ sở những căn cứ mà bạn chứng minh được, Tòa án sẽ xem xét và quyết định giao con cho bạn trực tiếp nuôi.

Ngoài ra, Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng và quyền thăm nuôi con:

"Xem trích dẫn quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng"

Trân trọng.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo