Nguyễn Thu Trang

Ly hôn khi cả hai vợ chồng đều ở nước ngoài

Thực trạng ly hôn hiện nay diễn ra ngày một phổ biến và có xu hướng tăng cao. Khi tiến hành ly hôn, nhiều người vẫn gặp phải khó khăn trong quá trình giải quyết.

Luật Minh Gia với đội ngũ Luật sư chuyên tư vấn về Hôn nhân gia đình sẽ hướng dẫn cho bạn các thủ tục, trình tự tiến hành ly hôn nếu bạn còn gặp vướng mắc. Trong trường hợp bạn muốn Luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi của mình trong các phiên tòa xét xử, chúng tôi sẵn sàng đại diện tranh tụng để bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Mọi vấn đề thắc mắc hãy gọi Hotline: 1900.6169  hoặc qua Email lienhe@luatminhgia.vn để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả nhất.

CÂU HỎI TƯ VẤN: Chào luật sự, mong muốn của e được luật sư tư vấn về thủ tục ly hôn của em. Em và chồng em quen nhau tại Nhật Bản, Tháng 10 năm 2017 em phát hiện mình có thai. Đến tháng 3 năm 2018 thì bọn em về Việt Nam Đăng kí kết hôn và tổ chức đám cưới. Sau đám cưới một tuần thì chồng em quay trở lại Nhật, còn em ở lại Việt Nam sinh con. Trong thời gian e ở Việt Nam sinh con thì xảy ra nhiều mâu thuẫn giữa hai vợ chồng. Cùng lúc mâu thuẫn giữa em và bố mẹ chồng cũng xảy ra. Từ lúc em sinh con thì chông chưa một lần về thăm con và chỉ gửi cho em 20 triệu. Do áp lực nhà chồng và mâu thuẫn với chồng nên tháng 1/ 2019 e bế con về nhà ngoại ( lúc này con em đươc 7 tháng tuổi ). Đến tháng 2/2019 em gửi con cho ông bà ngoại và quay trở lại học tập và làm việc. Đến bây giờ vợ chồng em vẫn không thể chung sống với nhau được nữa. E muốn ly hôn. Cho e hỏi Luật sư tư vấn cho e thủ tục ly hôn và e  cả hai vợ chồng đang ở nước ngoài và con em nhờ ông bà ngoại chăm thì em có được quyền nuôi con hay không? Bây giờ con em đang được 8 tháng tuổi. Mong luật sư tư vấn giúp em ạ . 

TRẢ LỜI: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Thứ nhất, về thủ tục ly hôn.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 663 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài như sau:

“2. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;

b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;

c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.”

Như vậy, việc ly hôn giữa vợ chồng bạn không phải là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, bởi cả hai vợ chồng bạn là công dân Việt Nam hiện cùng đang sinh sống ở nước ngoài nhưng việc đăng kí kết hôn được thực hiện tại Việt Nam, tức là theo các quy định của pháp luật Việt Nam. Do đó, việc ly hôn này sẽ thuộc thẩm quyền của Toà án Việt Nam.

Theo đó, trình tự và thủ tục ly hôn như sau:

Thủ tục:

Đơn xin ly hôn theo mẫu;

Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bản gốc, trong trường hợp bạn không có bản gốc Giấy chứng nhận đăng kí kết hôn thì phải xin xác nhận của UBND cấp tỉnh nơi bạn đã đăng kí kết hôn;

CMND và hộ khẩu;

Giấy khai sinh của con;

Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung của vợ chồng như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ); Đăng ký xe; Sổ tiết kiệm,…

Thứ hai, về việc chăm sóc con sau ly hôn.

Căn cứ theo quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Như vậy, con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Tuy nhiên Tòa án sẽ căn cứ xem bạn có đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái hay không để quyết định.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo