Nông Bá Khu

Ly hôn đơn phương với chồng là người nước ngoài như thế nào?

Câu hỏi tư vấn: Xin chào Luật sư công ty Luật Minh Gia. Năm 2012 tôi có kết hôn với một người nước ngoài, quốc tịch Đài Loan. Sau thời gian chung sống chúng tôi cảm thấy không hợp nhau và quyết định chia tay.

 

Hôn nhân là quan hệ xây dựng trên nền tảng tự nguyện từ hai phía khi họ đấp ứng đủ điều kiện kết hôn. Tuy nhiên trong quá trình chung sống không thể trách khỏi mâu thuẫn và kéo dài dẫn đến không thể đạt được mục đích hôn nhân. Do đó, khi không thể tiếp tục chung sống các bên đều có quyền đơn phương ly hôn để chấm dứt tình trạng hôn nhân hiện tại. 

1. Tư vấn về hôn nhân gia đình.

Trình tự thủ tục đối với trường hợp đơn phương ly hôn là như thế nào? Đối với trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài cần thêm giấy tờ gì? Nếu bạn gặp khó khăn hoặc không hiểu vấn đề này hoặc bất kỳ vấn đề pháp lý nào, đừng ngần ngại hãy liên lạc với chúng tôi qua hotline 1900.6169 để được hỗ trợ các vấn đề pháp lý như:

- Tư vấn về thủ tục ly hôn;

- Tư vấn về các trường hợp thuận tình hoặc đơn phương ly hôn;

- Tư vấn về tranh chấp quyền nuôi dưỡng con chung;

- Tư vấn về tranh chấp tài sản chung của vợ chồng.

2. Tư vấn đơn phương ly hôn có yếu tố nước ngoài

Câu hỏi tư vấn: Xin chào Luật sư công ty Luật Minh Gia

Năm 2012 tôi có kết hôn với một người nước ngoài, quốc tịch Đài Loan. Sau thời gian chung sống chúng tôi cảm thấy không hợp nhau và quyết định chia tay. Chúng tôi có làm giấy tờ để chúng tôi sang Đài Loan nhưng đã bị từ chối, do chán nản và can trở địa lý nên anh ấy muốn chúng tôi lý hôn. Tôi đề nghị anh ấy ly hôn ở Lãnh sự quán bên Đài Loan trước rồi gử giấy tờ về cho tôi. Nhưng đến nay vẫn chưa nhận đượ hồi âm và vẫn không thể liên lạc được với anh ấy. Hiện tại tôi không giữ bất kỳ giấy tờ nào của anh ấy vì toàn bộ hồ sơ tôi đã gửi anh ấy trước. Chúng tôi không có con chung và cũng không có tài sản chung. Vậy xin hỏi luật sư làm cách nào để tôi có thể tự ly hôn đơn phương ? Nếu tôi làm giấy ly hôn mất bao lâu là hoàn thành và chi phí là bao nhiêu ? Xin chân thành cảm ơn !

 

Trả lời tư vấn: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, chúng tôi tư vấn cho trường hợp của bạn như sau:

Thứ nhất, về quyền ly hôn đơn phương.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì:

"1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn."

Theo đó, theo ý chí của một bên hoặc cả hai bên thì vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

Căn cứ theo quy định tại Điều 56 Luật Hôn Nhân gia đình 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên thì:

"Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giài tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ cơ bản của vợ, chồng làm chi hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đoeì sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được."

Như vậy, để giải quyết yêu cầu ly hôn chị cần đưa ra lý do chính đáng cho yêu cầu ly hôn đơn phương của mình. Tức là chứng minh được hôn nhân của chị rơi vào tình trạng trầm trọng, mục đích của hôn nhân không đạt được. Nếu không chứng minh được thì Tòa án sẽ có cơ sở để bác đơn yêu cầu ly hôn. 

 

Đối với trường hợp trên, theo quy định tại Điều 127 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về ly hôn có yếu tố nước ngoài như sau:

"1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.

2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn th ì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.

3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó."

Theo đó, căn cứ vào quy định trên thì việc ly hôn giữa công dân là người Việt Nam với người nước ngoài sẽ được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam theo quy định của luật này. Do đó với trường hợp của chị thì việc chị muốn đơn phương xin ly hôn khi chồng chị là người nước ngoài sẽ được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của luật này.

 

-Về thẩm quyền giải quyết:

Theo quy định tại Điều 35 và Điều 37 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định như sau:

"Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện

1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;

b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;

c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.

2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:

a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật này;

b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này;

c) Yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 31 của Bộ luật này;

d) Yêu cầu về lao động quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật này.

3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

4. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam."

 

Tại Điều 37. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp Tỉnh

"1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;

b) Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 27, 29, 31 và 33 của Bộ luật này, trừ những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;

c) Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật này.

2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện."

 

Theo đó, căn cứ vào hai Điều 35 và 37 Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì hiện nay chồng chị đang ở Đài Loan và không có mặt tại Việt Nam nên Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân Tỉnh nơi chồng chị có hộ khẩu thường trú trước khi xuất cảnh. 

-Về hồ sơ xin ly hôn như sau:

+ Đơn xin ly hôn đơn phương (Theo mẫu)

+Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

+Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của vợ và chồng (nguyên đơn và bị đơn) (bản sao có chứng thực);

+ Giấy khai sinh của các con (bản sao có chứng thực);

+ Bản sao chứng thực Hộ khẩu thường trú, tạm trú của nguyên đơn và bị đơn;

+ Giấy tờ liên quan chứng minh nơi ở hiện tại của bị đơn tại nước ngoài.

+ Các giấy tờ chứng minh về tài sản: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở.

Theo thông tin chị cung cấp, thì chồng chị đang ở nước ngoài và chị không thể liên lạc được với chồng chị cũng như không xác minh được địa chỉ nơi chồng chị đang sinh sống. Do đó, việc giải quyết ly hôn sẽ gặp nhiều khó khăn vì Tòa án sẽ khó xác minh được địa chỉ cụ thể được tống đạt giấy tờ khi thực hiện Ủy thác tư pháp để giải quyết ly hôn.  Hơn hết, chị nên liên hệ với các mối quan hệ mà mình có để biết được địa chỉ sinh sống hoặc liên lạc với chồng chị để thỏa thuận cùng nhau giải quyết ly hôn. 

-Về mức án phí:

Theo quy định tại Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí tòa án thì mức Án phí sơ thẩm là 300.000 đồng nếu không có tranh chấp về tài sản.

Ngoài ra với trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài cần tiến hành thủ tục ủy thác thì các bên cần phải chịu chi phí ủy thác thư pháp.

Tóm lại, để có thể đơn phương xin ly hôn chỉ cần thực hiện việc nộp đơn ly hôn đơn phương tại cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết, tiến hành nhận đơn khởi kiện và thụ lý vụ án của chị. Chị có trách nhiệm nộp đầy đủ và đúng thời hạn mức án phí theo quy định của pháp luật hiện hành.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Ly hôn đơn phương với chồng là người nước ngoài như thế nào?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo