Nguyễn Thị Tuyết Nhung

Tài sản đang thế chấp có được chia khi ly hôn không?

Câu hỏi: Chào văn phòng luật sư! Hiện tôi đang có một vấn đề cần bên văn phòng luật sư mình hỗ trợ liên quan đến Ly hôn, chia tài sản là nhà đất đang thế chấp ngân hàng để vay vốn và nghĩa vụ của vợ chồng khi ly hôn, mong nhận được sự tư vấn để có hướng giải quyết tốt nhất!

Mẹ tôi (M) kết hôn với cha dượng (C) tôi vào năm 2003 và sinh được em trai tôi (E) vào năm 2004, đến nay thì E tôi chuẩn bị vô lớp 7. Cách đây 3 năm, C tôi có quan hệ quen biết với vợ chồng 1 người phụ nữ, tạm gọi người nữ là A và chồng cô là B. C và vợ chồng A B làm ăn hùng vốn cổ phần xe cứu thương trong bệnh viện là nơi mà C tôi đang công tác.

Trong khoảng thời gian này C tôi và cô A có quan hệ bồ bịch với nhau, còn chụp hình lỏa thể trong điện thoại nhau sau đó C tôi còn về đánh đập M tôi, hành hạ và xúc phạm đủ điều. Trong năm nay thì họ công khai với bạn bè, rồi C gây nợ 300 triệu, mẹ tôi đứng ra vay tiền trả nợ.Hiện tại C và A mở tiệm cơm buôn bán sống chung với nhau. Mẹ tôi muốn ly hôn.

VPLS cho tôi hỏi, với trường hợp này M tôi ly hôn khi ra tòa sẽ nhận được tài sản gì không? Vì nhà này của bên C tôi và đã lấy thế chấp để vay 300tr kia trả nợ giữ được cổ phần xe trong bệnh viện. Và M tôi khi về nhà này có bỏ tiền ra để tu sửa. Khi ly hôn xong thì khoản nợ kia mẹ tôi có cần phải trả không, vì trong giấy vay tiền người đứng vay là C và bà nội kế của tôi nhưng họ bắt mẹ tôi có ký tên vô đó với tư cách là vợ chứ không nằm ở mục người vay. C ngoại tình như vậy nhưng không có chứng cứ thì M phải làm sao?

Mong sớm nhận được câu trả lời từ công ty của mình. Cảm ơn.

Tư vấn: Chia tài sản khi ly hôn nhưng đang thế chấp vay vốn

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tư vấn đến Công ty luật Minh Gia. Về vấn đề của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

- Về quyền yêu cầu ly hôn

Theo Khoản 1 Điều 51 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 thì một bên vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng có quyền yêu cầu ly hôn. Do vậy trường hợp này cả bố hoặc mẹ bạn đều có quyền sử dụng mẫu đơn ly hôn để hoàn thiện hồ sơ và gửi đến tòa án nhân dân có thẩm quyền để giải quyết.

- Về vấn đề ly hôn đơn phương

Theo quy định pháp luật luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu một bên như sau:

"Xem trích dẫn"

Theo các quy định trên thì nếu M muốn ly hôn thì có thể làm đơn yêu cầu đến Tòa án. Bạn có nói C thường xuyên đánh đập, xúc phạm hành hạ M, đây có thể coi là căn cứ để Tòa án giải quyết ly hôn cho M có thể xem thêm về căn cứ ly hôn theo yêu cầu của một bên.

- Về vấn đề tài sản chung vợ chồng

Tại Điều 33 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 quy định về tài sản chung vợ chồng như sau:

"Xem trích dẫn chi tiết"

Do đó, tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và hai bên có thỏa thuận khác.

- Về nguyên tắc phân chia tài sản

Khi M và C ly hôn thì nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn được quy định theo Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014:

Xem trích dẫn nguyên tắc phân chia tài sản khi ly hôn"

Theo đó, trong trường hợp này, việc chia tài sản khi ly hôn trước hết là do C và M  thỏa thuận, nếu hai bên không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Việc chia tài sản sẽ theo các nguyên tắc quy định tại Khoản 2,3,4,5 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Trong trường hợp này mặc dù C và M  không chung sống với nhau nhưng về mặt pháp lý vẫn là vợ chồng hợp pháp. Những khoản thu nhập của C vẫn coi là tài sản chung của C và M  nên khi ly hôn M vẫn được chia tài sản từ tài sản chung đó. Ngoài tài sản được chia từ tài sản chung nếu M bạn có tài sản riêng thì tài sản riêng đó vẫn thuộc sở hữu của M.

- Về nghĩa vụ tài sản của vợ chồng

Theo quy định tại điều 37 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 quy định:

“Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

...”

Theo quy định trên thì chỉ trong một số trường hợp luật định thì hai vợ chồng  mới có nghĩa vụ cùng thực hiện một nghĩa vụ nhất định. Do đó để xác định ai là người có nghĩa vụ trả khoản vay 300tr thì cần xác định khoản vay đó C vay nhằm mục đích gì. Nếu vay nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của gia đình hoặc giữa C và M cùng thỏa thuận vay số tiền đó để góp vốn vào bệnh viện thì C và M cùng có nghĩa vụ trả nợ. Còn nếu C vay khoản tiền đó để dùng vào các mục đích cá nhân thì M không có nghĩa vụ trả.

---

Chứng minh thu nhập khi ly hôn và chia tài sản thế nào?

Câu hỏi:

Ba mẹ cháu lấy nhau được 20 năm. Đến nay thì ly dị. Trước khi cưới mẹ cháu, ba cháu có trúng số rồi xây nhà nhưng cách đây vài năm căn nhà đó được xây lại do tiền mẹ cháu trả( bố cháu không lao động,chỉ cờ bạc và lấy rất nhiều tài sản trong gia đình cầm cố, không có trách nhiệm với gia đình),trong thời gian đó mẹ cháu có đứng tên một miếng đất(đây là miếng đất có được sau kết hôn).

Bây giờ bố cháu vì thiếu nợ nên muốn bán nhà. Vậy luật sư cho cháu hỏi, về phần ngôi nhà mẹ cháu có được chia không?, và miếng đất kia có phải chia không? Trách nhiệm của bố cháu với cháu (18t) và đứa em trai(16t) là như thế nào? Xin trân thành cảm ơn Luật sư!

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn, đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

- Về vấn đề phân chia tài sản

Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về xác định tài sản chung vợ chồng, cụ thể như sau:

"Xem trích dẫn điều 33"

Như vậy, với quy định trên thì quyền sử dụng đất đứng tên mẹ bạn được hình thành trong hôn nhân nhưng không phải do thừa kế, tặng cho riêng thì xác định tài sản chung vợ chồng và khi ly hôn nếu bố, mẹ không có thỏa thuận khác thì tài sản sẽ được phân chia. Đối với căn nhà theo như bạn nói thì đã xây lại hoàn toàn sau khi bố mẹ kết hôn nên căn nhà vẫn được xác định là tài sản chung của bố mẹ nên mẹ bạn vẫn được chia tài sản.

Việc phân chia tài sản chung trên được thực hiện theo quy định tại luật Hôn nhân và gia đình về Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn như sau:

"Xem trích dẫn quy định"

- Về nghĩa vụ của cha mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng con

Trường hợp bố mẹ ly hôn và bạn cùng em trai xác định ở cùng với mẹ thì bố bạn sẽ có nghĩa vụ chăm sóc, cấp dưỡng cho hai người. Tuy nhiên, vì bạn đã thành niên và có khả năng lao đông thì bố bạn không phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; còn với em bạn 16 tuổi thì bố vẫn có trách nhiệm cấp dưỡng đến khi người em thành niên và có khả năng lao động, mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận.

Theo quy định luât Hôn nhân gia đình về Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

"Xem chi tiết quy định"

- Về chấm dứt việc cấp dưỡng

Được quy định điều 118 luât hôn nhân và gia đình về chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:

"Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

1. Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;

2. Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;

3. Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;"

Trên đây là nội dung tư vấn về: Ly hôn, chia tài sản và nghĩa vụ của vợ chồng khi ly hôn. Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ luật sư ly hôn trực tuyến để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo