Luật sư Trần Khánh Thương

Chấm dứt hôn nhân quyền nuôi con và chia tài sản thế nào?

Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng, hủy bỏ các trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm của hôn nhân và các ràng buộc dân sự khác. Tòa án là cơ quan duy nhất có trách nhiệm ra phán quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng. Việc thực hiện thủ tục ly hôn theo trình tự pháp luật tố tụng dân sự.

1. Tư vấn quy định về chấm dứt hôn nhân

Khi mục đích của hôn nhân không đạt được, cả hai bên vợ chồng đã cố gắng hàn gắn nhưng mối quan hệ vẫn không có được những chuyển biến tốt hơn thì “ly hôn” được coi như một giải pháp. Tuy nhiên, việc ly hôn không chỉ nhằm hướng đến việc giải quyết chấm dứt quan hệ hai bên vợ chồng mà cả về vấn đề nuôi dưỡng con cái, phân chia tài sản cũng như thực hiện nghĩa vụ tài chính chung. Vậy trong trường hợp có những yêu cầu trên thì người thực hiện thủ tục ly hôn cần lưu tâm đến những vấn đề gì?

2. Giành quyền nuôi con, chia tài sản khi chấm dứt hôn nhân thế nào?

Câu hỏi: Chào luật sư. Em và chồng kết hôn đã 3 năm, có với nhau hai con, cháu bé 30 tháng, cháu lớn 6 tuổi. Chồng em làm thuê và không có việc làm ổn định, còn em thì ở nhà trông con không có việc làm. Liệu khi li hôn em có được quyền nuôi con hay không? Trong khi nhà ở do bố mẹ anh ấy cho trước khi chúng em cưới nhau, xe máy 2 vợ chồng mua nhưng anh ấy đứng tên và nhiều vật dụng khác trong gia đình cùng khoản nợ 30 triệu. Mong được sự tư vấn của luật sư.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn đến Luật Minh Gia, sau khi nghiên cứu trường hợp của bạn chúng tôi xin đưa ra nội dung tư vấn như sau:

Thứ nhất, về việc giành quyền nuôi con

Theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình quy định về: Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

Vậy theo quy định tại Điều 81 Luật HNGĐ 2014 thì khi thực hiện việc ly hôn, hai bên vợ chồng sẽ thỏa thuận về người trực tiếp nuôi dưỡng con cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên đối với con sau khi ly hôn.

Nếu khi ly hôn mà vợ chồng anh chị không thể thỏa thuận được vể người trực tiếp nuôi dưỡng con thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng sau khi đã căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con. Những căn cứ Tòa án có thể sử dụng để xác định người trực tiếp nuôi dưỡng con sau ly hôn có thể kể đến như:

Những điều kiện về vật chất (chỗ ở, điều kiện sinh hoạt, học tập, khả năng tài chính của người nuôi dưỡng,…), điều kiện về tinh thần (thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục,…), về nguyện vọng của con (áp dụng đối với những bé từ 7 tuổi trở lên),…

Hiện tại, vợ chồng chị có hai con, một bé 30 tháng tuổi và một bé 6 tuổi. Đối với bé 30 tháng tuổi chị sẽ được quyền ưu tiên nuôi, còn đối với bé 6 tuổi thì Tòa án sẽ dựa trên những căn cứ về điều kiện vật chất và điều kiện tinh thần để đưa ra quyết định.

Thứ hai, về yêu cầu phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Theo quy định tại luật Hôn nhân và gia đình về Tài sản chung của vợ chồng như sau:

Bên cạnh đó, điều 43 Luật Hôn nhân và gia định 2014 quy định các trường hợp tài sản được xác định là tài sản riêng gồm có tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân…

Theo những thông tin mà bạn cung cấp thì tài sản của hai vợ chồng bạn gồm: căn nhà đang ở (do bố mẹ chồng cho trước khi cưới), xe máy và một vài vật dụng khác trong gia đình và khoản nợ chung 30 triệu đồng

Như vậy, tài sản là căn nhà người chồng có được trước khi kết hôn nên đây là tài sản riêng của chồng. Xe máy và các vật dụng khác trong gia đình có được trong thời kỳ hôn nhân do hai vợ chồng cùng nhau tạo lập nên được xác định là tài chung vợ chồng.

Nguyên tắc phân chia tài sản theo Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014: tài sản chung của vợ chồng được chia đôi có tính đến các yếu tố: hoàn cảnh, công sức đóng góp, lỗi của mỗi bên. Tài sản riêng của ai vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó…

Trong trường hợp này, khi ly hôn hai vợ chồng anh chị có thể lựa chọn tự thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng. Nếu không thể thỏa thuận phân chia thì có thể yêu cầu Tòa án phân chia. Ngoài ra, hai vợ chồng chị phải đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đối với những giao dịch dân sự do cả hai thống nhất xác lập - ở đây là khoản vay 30 triệu.

Trên đây là nội dung tư vấn của công ty Luật Minh Gia liên quan đến vấn đề chế độ quyền nuôi con và tài sản sau ly hôn. Bạn có thể tham khảo để giải quyết vấn đề của mình. Nếu còn vướng mắc, vui lòng liên hệ luật sư để được tư vấn trực tuyến. 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo