Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Luật sư tư vấn về quyền nuôi con sau khi ly hôn

Câu hỏi: Chào luật sư, cho hỏi về vấn đề nuôi con khi ly hôn như sau: Vợ tôi đơn phương xin ly hôn và yêu cầu được quyền nuôi con chung được gần 5 tuổi. Nhưng tôi thấy vợ tôi không đủ điều kiện để nuôi con, bỏ con đi khỏi nhà 2 tháng nay. Hiện con đang ở với tôi rất tốt. Vậy khi ra tòa tôi có được quyền nuôi con không? Cả 2 vợ chồng tôi hiện đều đang làm việc tự do. Chân thành cảm ơn luật sư:

Trả lời: Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, đối với trường hợp trên chúng tôi tư vấn như sau:

Trong trường hợp của bạn, căn cứ theo quy định tại khoản 2, Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình 2014 về Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

"3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

>> Luật sư giải đáp vướng mắc về quyền nuôi con, gọi: 1900.6169

Về nguyên tắc, việc nuôi con khi ly hôn trước hết do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì  có thể yêu cầu Tòa án giải quyết, con dưới 36 tháng tuổi sẽ giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi mọi mặt cho con, Tòa án sẽ xem xét các yêu tố sau đây để đưa ra quyết định sẽ giao con cho ai nuôi dưỡng.

Như vậy, trường hợp con dưới 5 tuổi thì quyền nuôi con của cha, mẹ là như nhau, khi đó nếu không thỏa thuận được quyền nuôi con thì Tòa sẽ căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con để xem xét ai là người trực tiếp nuôi con tốt hơn. Tòa án còn xem xét đến các yếu tố sau đây để đưa ra quyết định:

- Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… mà mỗi bên dành cho con, yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ;

- Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con, điều kiện cho con vui chơi giải trí, trình độ học vấn… của cha mẹ.

Trường hợp này nếu bạn muốn giành quyền nuôi con thì cần phải chứng minh với Tòa án khả năng của mình về việc có thể nuôi dưỡng và chăm sóc con như: tình hình sức khỏe, điều kiện về chỗ ở, việc làm, thu nhập hàng tháng, điều kiện chăm sóc, giáo dục…Bên cạnh đó, bạn cũng cần chứng minh được rằng đối phương không nuôi dạy con tốt ví dụ như không quan tâm, chăm sóc con và có những hành vi bạo lực….

Như vậy, nếu như tòa án xét thấy hoàn cảnh của vợ bạn không đủ điều kiện nuôi con như bạn đã trình bày thì quyền nuôi con sẽ thuộc về bạn.Trong trường hợp tòa án giao quyền nuôi con cho vợ bạn nhưng sau khi ly hôn mà vợ bạn vẫn không đủ điều kiện nuôi con thì bạn có thể nộp đơn lên tòa án yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn căn cứ vào Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

"...a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.”

Do đó,vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Toà án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Như vậy, bạn có thể giành được quyền nuôi con nếu bạn chứng minh với Tòa án khả năng của bạn về việc có thể nuôi dưỡng và chăm sóc con. Đồng thời, bạn cũng cần chứng minh được rằng đối phương không nuôi dạy con tốt. Khi đó, Tòa án sẽquyết định giao con cho bạn trực tiếp nuôi.

>> Quyền nuôi con khi ly hôn quy định thế nào, gọi: 1900.6169

- Vợ chồng ly hôn ai sẽ được quyền nuôi con?

 

Câu hỏi: Kính chào quý luật sư!tôi có trường hợp này kính nhờ quý luật sư tư vấn giúp tôiTôi và vợ cưới nhau được 6 năm, chúng tôi hiện có một bé gái 5 tuổi, vợ tôi làm kế toán Ngân hàng, tôi làm quản lý khách sạn. Chúng tôi đang ở chung nhà cùng bố mẹ. Thu nhập và chi phí sinh hoạt trong gia đình chủ yếu từ khoản lương của vợ tôi. Thời gian chừng 5 tháng tới nay tôi phát hiện vợ tôi đang ngoại tình với một người đàn ông khác. Tôi rất giận và sốc, nhưng vì thương con và vẫn yêu vợ mình(dù cô ấy làm điều có lỗi với tôi), nên tôi vẫn im lặng. Tôi đã nhiều lần nhắc nhở cô ấy, vợ tôi có hứa sẽ chấp dứt mối quan hệ với người đàn ông kia, nhưng giờ tôi phát hiện họ vẫn còn ngoại tình với nhau.Thời gian tới nếu tình hình không thể cứu vãn được, chúng tôi sẽ li hôn. Vậy xin hỏi quý luật sư, nếu li hôn tôi có quyền nuôi con hay vợ tôi? Tôi sẽ nuôi con vì vợ tôi là người gây ra sự việc này nên cô ấy không có quyền đòi phần nuôi con có đúng không?Vậy kính nhờ quý luật sư tư vấn giúp cho tôi, tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời: Cảm ơn anh đã gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với trường hợp của anh, chúng tôi tư vấn như sau:

Tại Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn (đã được trích dẫn tại phần trên).

Căn cứ quy định trên, khi ly hôn vợ chồng anh có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con. Trường hợp không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án xem xét ra quyết định. Tòa án sẽ xem xét ai là người trực tiếp nuôi con dựa vào việc xem xét quyền lợi về mọi mặt của con, theo đó người trực tiếp nuôi con phải có các điều kiện như: nhân thân tốt và khả năng tài chính ổn định, lâu dài, có thời gian để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Ngoài ra, nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Theo thông tin anh cung cấp, hiện tại con gái anh được 5 tuổi, quyền được là người trực tiếp nuôi con sau ly hôn giữa anh và vợ sẽ ngang nhau, không ưu tiên cho bên nào. Về vấn đề vợ anh ngoại tình mà vẫn quan tâm, chăm sóc cho con. Điều này, sẽ không ảnh hưởng nhiều tới việc cô ấy giành quyền nuôi con với anh.

Do đó, với trường hợp của anh, để giành được quyền nuôi con thì anh cần phải chứng minh anh đủ điều kiện (về nhân thân, tài chính) để nuôi dạy con và anh cũng phải chứng minh người vợ không đủ các điều kiện nuôi con. Tòa án sẽ xem xét dựa trên căn cứ anh chứng minh được và ra quyết định giao con cho ai nuôi.

Ngoài ra, Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng và quyền thăm nuôi con:

"Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó."

---

- Tư vấn về ly hôn và quyền nuôi con khi ly hôn theo quy định pháp luật

Câu hỏi 1: Luật sư tư vấn về quyền ly hôn và quyền nuôi con sau ly hôn trong một số trường hợp. Cụ thể như sau: Thưa luật sư, tôi kết hôn từ năm 2008 đến nay đã có 2 con. Hiện nay cuộc sống vợ chồng tôi xảy ra rất nhiều mâu thuẫn. 

Chồng tôi luôn nghi ngờ tôi ngoại tình, đi uống rượu về là mắng chửi và đập đồ đạc trong nhà trước mặt hai đứa trẻ. Tôi muốn làm thủ tục ly hôn và mong muốn được nuôi 2 cháu. Xét mọi điều kiện tôi đều đủ khả năng nuôi hai cháu. Vậy xin hỏi luật sư, khi tôi li hôn, tòa án có xử cho tôi nuôi cả hai cháu không?

Trả lời: Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự sau đây:

>> Giành quyền nuôi con khi ly hôn;

>> Giành quyền nuôi con? Đôi khi chỉ cần ý kiến của con là đủ

----

Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ hai: Chào Anh/ Chị Em là Minh đang sống ở Hà Nội. Vợ Chồng Em đang ở trong trạng thái xung đột không thể hòa giải được. Chồng Em là người tốt, nhưng rất gia trưởng và cục tính. Hiện tại Vợ Chồng Em đã có chung với nhau 1 Con Gái hơn 1 tuổi, Bé vẫn đang còn bú mẹ. Thi thoảng Vợ Chồng Em có cãi nhau, mỗi lần như thế Em lại bị Chồng mắng chửi và bị đánh. Có lần Em bị đánh ở chân, bầm tím đến 10 ngày sau mới khỏi. Em đã viết đơn xin ly hôn, nhưng Chồng Em không ký vì muốn tranh giành quyền nuôi Con với Em. Nay nhờ bên mình tư vấn, hướng dẫn giúp Em thủ tục để Em đơn phương xin ly hôn với a. Nếu Con Em còn nhỏ và vẫn còn đang bú Mẹ thì Em có được quyền tiếp tục nuôi Con sau ly hôn không a? Rất mong nhận được sự hồi đáp từ phía Anh/ Chị. Cảm ơn Anh/ Chị nhiều ạ.

Trả lời tư vấn: Chào bạn, trường hợp bạn hỏi chúng tôi đã tư vấn một số tình huống sau đây:

>> Tư vấn về đơn phương ly hôn

>> Giành quyền nuôi con khi ly hôn và yêu cầu cấp dưỡng nuôi con

Trên đây là nội dung tư vấn về: Quyền nuôi con sau khi ly hôn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình trực tuyến để được giải đáp.

Trân trọng

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo