LS Vy Huyền

Làm thế nào khi ông bà giành quyền nuôi cháu

Ngoài bố mẹ, ông bà cũng là người thân thích của con, cháu. Vì vậy, Luật Hôn nhân và Gia đình cho phép ông bà có quyền nuôi cháu. Tuy nhiên, không phải trong bất cứ trường hợp nào ông, bà cũng có quyền nuôi cháu mà chỉ trong một số trường hợp đặc biệt mà tôi. Dưới đây là một số nội dung tư vấn của Luật Minh Gia liên quan đến vấn đề "Quyền nuôi cháu của ông bà".

Câu hỏi tư vấn: Tôi có người em họ, lấy vợ và đăng ký kết hôn năm 2015. Năm 2017 vợ chông e tôi sinh một cháu gái (sinh con trước khi kết hôn). Từ tháng 6/2020 vợ em tôi bỏ nhà đi đến nay không về và không cấp dưỡng nuôi con. Sau khi cưới, vợ chồng em tôi ở với mẹ đẻ. sau khi vợ em tôi bỏ đi, em tôi nuôi con và ở với mẹ đẻ (bà nội cháu) đến năm 2021 e tôi ra ngoài sinh sông. Khi đó vì bà nội của cháu sống một mình, nên mẹ tôi có nói là để cháu ở với mẹ cho vui. Em tôi nghĩ như vậy cũng phù hợp nên để cho cháu ở với bà nội, và thường xuyên qua lại thăm con, đồng thời đưa tiền cho bà nội nuôi cháu hàng tháng. Nhưng đến nay cháu đã đến tuổi vào lớp một, mà bà nội cháu lại có cách dạy dỗ cháu không phù hợp nên em tôi nói với mẹ là con đưa cháu về nuôi và cho cháu đi học ở trường gần nhà nơi em tôi đang ở. Thế nhưng, em tôi đưa cháu về thì mẹ của em tôi lại đến bắt cháu về và không cho em tôi nuôi. Xin hỏi luật sư, em tôi muốn đưa con về nuôi để cho cháu đi học thì phải làm cách nào? Nếu phải làm đơn thì phải gửi cơ quan nào để được giải quyết? Mong luật sư hướng dẫn để em tôi làm đúng quy định của pháp luật. Xin cám ơn luật sư! (em tôi đã nói hết lời với bà nội cháu, nhưng bà nội cháu nhất quyết không cho em tôi đưa con đi).

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi về công ty luật Minh Gia. Với yêu cầu trợ giúp của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo quy định của pháp luật dân sự, bố, mẹ là người giám hộ đương nhiên cho con. Khi cha và mẹ có đủ năng lực hành vi và đủ điều kiện để nuôi con thì ông, bà không có quyền giành quyền nuôi cháu. Bộ luật dân sự năm 2015 đã có quy định:

Điều 52. Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên

Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 47 của Bộ luật này được xác định theo thứ tự sau đây:

1. Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.

2. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều này thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.

3. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.

Vì vậy, nếu không có thỏa thuận và sự đồng ý của em bạn về việc đưa con cho bà nuôi thì bà không có quyền giành việc nuôi cháu từ em bạn. 

Trường hợp bà nội của cháu cố tình giữ cháu, ngăn cản bạn về việc chăm sóc con của người bố thì người bố có quyền gửi đơn khởi kiện đòi lại quyền nuôi con đến Tòa án nhân dân để được giải quyết.

Trân trọng!

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo