LS Trần Khánh Thương

Làm thế nào khi chồng cũ đòi giành lại con và không cấp dưỡng

Tư vấn về quyền nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng và quyền thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

Làm thế nào khi chồng cũ đòi giành lại con và không cấp dưỡng

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Chào CT luật sư Minh Gia! Em xin luật sư Minh Gia tư vấn giúp em về vấn đề hôn nhân gia đình. Em và chồng em đã ly hôn được hơn 1 tháng nay, hiện em có 1 con chung,cháu vừa tròn 1 năm. Hiện tại em đang nuôi dưỡng cháu. Nhưng chồng em đang có ý định đưa cháu về nuôi sau khi em nuôi được 36 tháng. Vậy em muốn được nuôi con hoàn toàn từ đây về sau mà không có sự tranh giành giữa 2 người thì phải làm sao? Với em con ở với ai không quan trọng, nhưng em không muốn con em thiếu đi tình mẹ khi mà việc vợ chồng ly hôn là điều không ai mong muốn. Từ khi sinh con đến giờ mình em nuôi con một mình mà không có sự trợ giúp của chồng. Khi ra tòa em có đề nghị anh chu cấp tiền cấp dưỡng hàng tháng 1tr/tháng nhưng vẫn không có. Vậy theo luật sư Minh Gia em nên làm gì trong trường hợp này?

 

Trả lời tư vấn:

Chào chị! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, đối với yêu cầu hỗ trợ của chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một số bài viết cụ thể sau đây:
 
 
 
 

1 |==========================

Ly hôn và giành quyền trực tiệp nuôi con

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Xin lỗi luật sư xin luật sư giải đáp dùm e về việc làm đơn xin ly hôn ạ..vợ chồng e có với nhau 1 đứa con hiện nay được 18 tháng tuổi.trong quá trình sống chung tới nay có nhiều điểm bất hòa không hạnh phúc nên vợ chồng e quýêt định ly thân hiện tại e sống bên nhà em còn chồng thì sống bên nhà chồng e. Từ ngày cưới cho đến lúc sinh e bé và hiện tại bây giờ chỉ 1 mình e chăm sóc con.gia đình anh ấy cũng không lo lắng cho con e nhiều chỉ mình e lo.a ấy nhiều lần bỏ bê gia đình.hộ khẩu của mẹ con e vẫn còn nằm bên nhà ngoại chưa chuyển về gia đình bên đó.vậy giờ e muốn làm thủ tục ly hôn thì cần những gì ạ.?? Và e có khả năng nuôi con không hay con sẻ giao cho chồng e ạ?? Mong luật sư tư vấn cho e cả 2.thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn.e xin cảm ơn ạ

 

Trả lời tư vấn: Chào chị! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

 

Thủ tục thuận tình ly hôn

 

Đơn phương ly hôn theo quy định pháp luật

 


Chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

 

2 |==========================

Căn cứ và thủ tục yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Chào Luật sư!  EM có người Anh ly dị vợ hồi tháng 7 năm 2016, Anh chị có 1 đứa con chung, Anh em có giành quyền nuôi cháu vì từ nhỏ cháu sống với gia đình em cho tới khi vợ Anh em về dụ cháu và dẫn cháu đi. Lúc đó chị dâu có gửi đơn ly dị và nói cháu sống với chị từ nhỏ nên Tòa đã xử cho chị dâu em quyền nuôi cháu. Nay Anh em nhờ luật sư tư vấn nếu Anh em giành lại quyền nuôi con có được không vì gia đình chị dâu em không khá giả,nhà thì trong ruộng còn chị dâu thì giành quyền nuôi con nhưng chị dâu đi làm phải ở trọ một tuần về một lần nên không lo cho cháu được,thậm chí chị dâu còn không cho cháu về thăm cha. Nay em nhờ Luật sư tư vấn giúp Anh của em để cha con được đoàn tụ như trước,hiện cháu năm nay đã 6 tuổi. Cháu cũng muốn ở với cha hơn là mẹ vỉ mẹ cháu bỏ đi khi cháu được chừng hai tháng tuổi cho đến giờ về rồi bắt.Em chờ câu trả lời của Luật sư. Cám ơn luật sư đã giúp đỡ. 

 

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:
 
 
 
Theo trình bày của anh/chị thì người con được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, tuy nhiên trong quá trình nuôi dưỡng người mẹ lại phải đi làm xa và rất ít thời gian chăm sóc con, không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và nuôi dạy con cái. Người chồng nếu chứng minh điều kiện của mình giành cho con tốt hơn thì có thể yêu cầu TAND thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Nếu xét thấy điều kiện hiện tại của người mẹ không đủ điều kiện trông nom, chăm sóc con cái, đồng thời chứng minh được người cha có điều kiện để nuôi dưỡng tốt hơn cho con thì Tòa án sẽ quyết định thay đổi người nuôi con, giao con cho người cha chăm sóc.

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

Ngoài ra, Anh/chị có thể tham khảo thêm qua một số văn bản pháp luật sau đây có quy định và hướng dẫn đối với trường hợp của anh chị: Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

 

3 |==========================

Yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Dear quý Anh chị cty Luật Minh GiaHiện tại,vợ ck em đã thuận tình ly hôn,  chúng em có 1 bé trai được 1 tuổi, theo nguyên tắc thì con sẽ được giao cho mẹ, và theo như bố bé nói ông sẽ hok giành quyền vì nó chưa đủ 3 tuổi. Theo đó đủ 3 tuổi e sợ ông sẽ lại gửi đơn giành  quyền nuôi con.Xin anh chị tư vấn giúp e,có cách nào để bây giờ quyết định của Tòa là quyết định cuối cùng để sau này ông không thể giành quyền nuôi bé với e hay không? Theo như e tìm hiểu trên mạng rằng nếu ô chứng minh hoàn cảnh điều kiện của e hok đảm bao cho con thì ông sẽ co thể giành được. Vì e hok yêu cầu ô cấp dưỡng con,nên e sợ sau 2 năm nữa về tài chính,điều kiện ông hơn e thì  e hok biêt phải làm sao trừ cách được gần 3 tuổi e bế con bỏ trốn thôi. hiện tại ông và e đang ở Tp HCM.còn nếu chứng minh tính vũ phu thì ông không có, nhưng rất nóng tính, hok quan tâm đến vợ con, khinh thường và hay quát nạt em, tính khí gia trưởng,....vvv nhưng cái này rất khó có bằng chứng cụ thể. E mong anh chị giúp đỡ cho e,vì e chỉ có mình con e là duy nhất,là điều tự hào của e trong đời.Mong hôi âm sớm từ anh chị!

 

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:
 
 
Thoe quy định thì trường hợp vụ việc đã giải quyết bằng một bản án có hiệu lực pháp luật thì không được quyền khởi kiện lại, trừ trường hợp khởi kiện về cấp dưỡng, giành quyền nuôi con. Do đó, nếu con 3 tuổi mà người chồng nhận thấy rằng điều kiện về mặt vật chất và tinh thần tại thời điểm đó không tốt bằng họ thì họ có quyền làm đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con. Khi đó TAND xem xét điều kiện về vật chất và tinh thân mà hai bên chứng minh được để quyết định cho ai là người nuôi con. Lưu ý: Nếu khi giải quyết là thời điểm con đủ 7 tuổi thì TAND sẽ xem xét nguyện vọng của trẻ và các điều kiện mà hai bên đưa lên để quyết định cho ai giành quyền nuôi con.
 
Như vậy, chị muốn giành quyền nuôi con thì chị phải chứng minh rằng mình có điều kiện tốt hơn người chồng về mọi mặt: thu nhập ổn định hàng tháng, thời gian chăm sóc con, chỗ ở hợp pháp, môi trường sống của con.

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

 

4 |==========================

Bố bế con về không có sự đồng ý của mẹ có phạm pháp không?

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Thưa Luật Sư , cho phép Tôi được hỏi về về quyền được nuôi con Tôi và chồng tôi chung sống với nhau nhưng không có hôn thú và có với nhau một đứa con 3thang tuổi , nhưng trước khi sanh cháu vợ,chồng tôi đã xảy ra mâu thuẩn cho đến khi cháu ra đời tôi đã về nhà mẹ đẻ để ở , chồng tôi vẫn tới lui để thăm cháu bình thường nhưng hôm nay vợ , chồng tôi tranh cãi và chồng tôi đã ẩm con tôi đi, khi chưa có sự đồng ý của tôi, thì xin hỏi Luật Sư tôi có thể thưa Anh ấy tội bắt cóc để được nuôi con tôi hay không? Hay phải làm như thế nào để tôi được đón con về xin Luật Sư làm ơn chỉ dẫn . Xin chân thành cảm ơn ->*•.Tâm.•*<- >

 

Trả lời tư vấn:

Chào chị! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:
 
 
 
Tuy giữa chị và chồng không có đăng ký kết hôn nhưng đã có con chung thì việc giành quyền nuôi con sau khi không còn chung sống sẽ được giải quyết tương tự như các trường hợp có đnăg ký kết hôn khác. Nếu con chị dưới 36 tháng tuổi thì sẽ được ưu tiên giao cho chị nuôi, trừ trường hợp chị không đủ khả năng để trực tiếp nuôi dưỡng con. Chị cũng cần lưu ý rằng, cha của cháu bé hoàn toàn vẫn có quyền thăm nom, chăm sóc, dậy dỗ con và có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Do đó, việc cha cháu bé bế cháu về không được coi là hành vi bắt cóc trẻ em. 

Chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp: ( Tổng đài luật sư trực tuyến 1900.6169 )

Trân trọng

P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

5 |==========================

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo