Trần Diềm Quỳnh

Làm sao để người mẹ không bị tước quyền nuôi con?

Thỏa thuận không do các bên tự nguyên có được coi là thỏa thuận vô hiệu hay không. Pháp luật quy định về việc ưu tiên giành quyền nuôi con sau khi ly hôn

 

Nội dung tư vấn: Xin chào luật sư ah! Luật sư cho em hỏi ạ. Vợ chồng em lấy nhau có hai đứa con: bé gái 7tuổi, bé trai 22 tháng tuổi. Nhưng vợ chồng sống không hạnh phúc. Tôi đã làm đơn nôp cho tòa nhưng là đơn phương do chông tôi không ký. chông tôi biết tôi có nguyện vọng muốn được nuôi cả hai đứa nên chồng tôi đã ép cung tôi. đánh đập và đưa dao và cổ dọa giết con tôi để ep tôi viét đơn là khi ly hôn 2 đứa là do bố nuôi dưỡng và mỗi tháng cáp 2 triệu cho 2 đứa nhỏ. vì sợ con tôi bị hành hung nên tôi phải viết đơn đúng như lơi chồng tôi ép. nhưg sau khi viết đơn xong chồng tôi đánh đâp tôi và lùa đánh để giết tôi. tôi đã phai bỏ chốn mà không ôm đi được đứa con nào. Bây giờ chồng tôi dạy con gái 7 tuổi là ghét mẹ.và bịa cho mẹ là mẹ bỏ đi cặp bồ.con gái tôi vì sợ bố nên ai hỏi cũng phải nói theo như vậy.giờ tôi đã nộp đơn gửi tòa đơn phương.tôi có đày đủ giấy tờ nộp cho tòa.xin hỏi luật sư trong trương hợp này nêu khi tòa gọi giải quyét chồng tôi mang tờ đơn khi tôi bi ép viết kia.thi tôi có còn được nuôi một trong hai đứa nhỏ không ạ?mong luật sư trả lời giúp e.e xin cảm ơn

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi nội dung đề nghị tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia chúng tôi, trường hợp của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

 

Tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

 

"1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

 

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

 

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

 

Trong trường hợp của bạn, việc thỏa thuận giữa hai vợ chồng bạn được coi là giao dịch dân sự theo pháp luật dân sự (Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự). Để giao dịch dân sự này có hiệu lực thì phải có đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

 

"1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

 

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

 

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

 

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

 

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định."

 

Theo đó, việc viết đơn của bạn là không do sự tự nguyện từ chính bạn nên chỉ cần có đủ chứng cứ chứng minh được sự không tự nguyện đó, thỏa thuận này bị coi là vô hiệu. Khi đó, việc giao con cho ai nuôi sẽ giải quyết theo quy định của pháp luật và quyết định của Tòa án. 

 

Vợ chồng bạn có 01 bé 7 tuổi và 01 bé 22 tháng tuổi thì chỉ cần bạn chứng minh được bạn đủ điều kiện nuôi con thì bé 22 tháng tuổi đó sẽ được ưu tiên cho bạn nuôi dưỡng. Còn đối với bé 7 tuổi, hai vợ chồng bạn của bạn đều có quyền ngang nhau trong việc giành quyền nuôi con sau khi ly hôn. Theo đó, Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con để quyết định người trực tiếp nuôi con. 

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.

CV tư vấn: Hứa Thảo Ly- Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo