LS Vy Huyền

Làm sao để chấp dứt tình trạng bạo lực gia đình?

Chào luật sư. Dì tôi đã kết hôn nhưng chồng mất, không có con. dì tôi lấy người chồng sau nhưng không có đăng kí kết hôn, sinh được một người con trai hiện đã 16 tuổi.

 

Mỗi lần chồng dì nhậu say về lại hăm giết dì tôi, đã có lần dì bị cứa cổ nhưng vẫn chưa ảnh hưởng tính mạng, cũng đã vài năm giờ vết sẹo ấy vẫn còn. Bình thường chồng dì không nhậu thì không sao nhưng khi nhậu vào lại chửi rủa, hăm giết dì tôi. Tôi muốn hỏi, dì tôi muốn chấm dứt tình trạng này thì phải làm sao ạ?

 

Trả lời: Cám ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến Công ty Luật Minh Gia,với yêu cầu của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

 

Theo như bạn trình bày thì dì của bạn lấy chồng và có một người con 16 tuổi nhưng chưa đăng ký kết hôn. Vì bạn không trình bày rõ dì bạn kết hôn từ năm nào nên chúng tôi chia ra hai trường hợp:

 

+  Trường hợp thứ nhất: nếu dì bạn kết hôn trước ngày 3/1/1987 mà không có giấy đăng ký kết hôn thì vẫn được coi là vợ chồng và thuộc sự điều chỉnh của luật hôn nhân và gia đình.

 

+ Trường hợp thứ hai:  kết hôn sau ngày 3/1/1987 mà không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận quan hệ vợ chồng .Cụ thể tại  khoản 1 điều 9 luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch”. Đối với trường hợp này,vì chồng của dì bạn có hành vi bạo lực đối với dì bạn mỗi khi say rượu,nếu dì bạn không muốn tiếp tục sống chung thì dì bạn có thể chuyển ra sống riêng mà không phải thực hiện thủ tục ly hôn.Nếu trong quá trình chuyển ra ở riêng mà hai bên có sảy ra tranh chấp về vấn đề tài sản hoặc tranh chấp về quyền nuôi con mà hai bên không thể giải quyết được thì dì bạn có thể gửi đơn yêu cầu lên tòa án nhân dân quận,huyện nơi dì bạn cư trú để được giải quyết.Đối với trường hợp nam,nữ  chưa đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì tòa án vẫn thụ lý đơn và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng theo quy định của luật hôn nhân và gia đình 2014.Nếu hai bên  có yêu cầu về con và tài sản thì giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của luật hôn nhân và gia đình ( điều 53 Luật hôn nhân và gia đình 2014) .Cụ thể:

 

Về việc phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân nếu hai bên có xảy ra tranh chấp được quy định như sau: Tài sản được giải quyết theo nguyên tắc tài sản  riêng  của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó; tài sản chung được chia theo thỏa thuận của các bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con.

 

Đối với quyền nuôi con: vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con trên cơ sở thu nhập hàng tháng,điều kiện nơi ở và thời gian chăm sóc cho con…, nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề bạn quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến Tổng đài luật sư tư vấn luật trực tuyến - 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời

 

Trân trọng

CV Thúy Vân - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo