Phương Thúy

Khai sinh cho con khi chưa ly hôn với vợ cũ

Đối với những vấn đề trong lĩnh vực Hôn nhân và gia đình không chỉ liên quan đến pháp luật mà còn bao gồm cả yếu tố tình cảm do đó trước khi buộc phải khởi kiện ra tòa thì đội ngũ Luật sư công ty Luật Minh Gia luôn cố gắng thuyết phục các bên tự thỏa thuận. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào các bên cũng có thể tự thỏa thuận được mà việc thỏa thuận được hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự thiện chí của các bên.

Số vụ ly hôn ở nước ta đang có xu hướng tăng và hệ quả của ly hôn không chỉ dừng lại ở việc kết thúc quan hệ vợ chồng mà còn rất nhiều các hệ quả khác như con cái, tài sản, khoản nợ. Một trong những tình huống sau khi ly hôn chính là việc làm thủ tục khai sinh cho con dù sinh ra trong thời kỳ hôn nhân nhưng lại không phải là con chung của hai vợ chồng đang được đặc biệt quan tâm. Luật Minh Gia xin gửi đến bạn tình huống thực tế dưới đây là một ví dụ minh họa:

Câu hỏi tư vấn: Xin chào Luật sư. Tôi hiện có hai khó khăn nhưng không giải quyết được. Tôi hiện đang có vợ tại Sài gòn. Vì vợ chồng tôi đã hết tình cảm với nhau nên muốn làm thủ tục li dị. Điều thứ nhất tôi muốn hỏi LS là :Vợ chồng tôi thuận tình ly hôn, hồ sơ của tôi là Hộ Khẩu, CMND đã cung cấp đầy đủ. Bên vợ tôi mới cung cấp được chứng minh nhân dân vợ tôi còn hộ khẩu (tại quận khác) hiện không có. Vì lí do gia đình nên không có cung cấp hộ khẩu được. Khi lên toà án quận, toà yêu cầu phải có đầy đủ các giấy tờ để làm thủ tục li hôn. Tất cả các giấy tờ đã hoàn tất ngoại trừ thiếu hộ khẩu bên vợ tôi. Toà án quận không chịu thụ lý vì lí do hs chưa đủ. Xin hỏi LS là bắt buộc phải có hộ khẩu vợ tôi thì toà án mới thụ lí đơn li hôn của vợ chồng tôi phải không? Vấn đề thứ hai tôi muốn hỏi là :Tôi có một đứa con riêng với người phụ nữ khác tại Long An. Vừa qua vợ tôi đi khai sinh cho bé tại Uỷ ban xã nơi vợ bé tôi cư trú. Cán bộ tại đó yêu cầu phải có giấy đăng ký kết hôn giữa chúng tôi mới chịu làm. Tôi có tìm hiểu về luật Hộ tịch và Luật hôn nhân gia đình thì có nói là tôi là cha đứa bé có quyền làm đơn yêu cầu nhận cha, và đứa bé được mang họ tôi. Tuy vậy các cán bộ ở xã nơi vợ bé tôi nhất quyết không chịu làm theo luật như vậy mà yêu cầu là muốn mang họ cha thì phải có giấy đăng ký kế hôn. Hiện tại chúng tôi k không thể làm khai sinh cho con trai riêng của tôi mang họ tôi được. Xin LS giải đáp giúp tôi hai vấn đề tôi nêu trên. Xin chân thành cảm ơn luật sư !-- 

Trả lời: Chào anh. Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của anh chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, thủ tục ly hôn thuận tình.

+ Hồ sơ bao gồm:

1. Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn;

2. Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

3. Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);

4. Giấy khai sinh của các con (bản sao có chứng thực);

5. Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);

6. Những chứng từ chứng minh tài sản chung của vợ chồng (nếu có tài sản chung cần chia).

+ Nơi nộp hồ sơ: Tòa án nhân dân quận, huyện nơi cư trú, làm việc của một trong hai bên.

Sổ hộ khẩu là giấy tờ bắt buộc trong hồ sơ ly hôn nên việc tòa án không thụ lý vì lý do hồ sơ chưa đủ là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, vợ anh có thể liên hệ với công an cấp xã/ phường nơi chị thường trú xác nhận rằng chị là nhân khẩu thường trú tại địa phương. Việc xác nhận này chị có thể làm một đơn riêng, cũng có thể nhờ công an xác nhận ngay vào đơn xin ly hôn. Khi đó, anh và chị đã đáp ứng đủ các giấy tờ cần thiết để Tòa án thụ lý việc thuận tình ly hôn của anh chị.

Thứ hai, đăng ký khai sinh.

Hiện tại anh và mẹ đứa trẻ chưa đăng ký kết hôn nên việc khai sinh sẽ do mẹ đứa trẻ thực hiện theo thủ tục sau:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP:

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.”

Lúc này con anh sẽ khai sinh theo họ mẹ và để trống phần thông tin của anh. 

Sau đó, anh thực hiện thủ tục đăng ký nhận con theo quy định tại Điều 25 Luật Hộ tịch 2014:

Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.

Anh nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con (như giấy xét nghiệm AND)

Sau khi nhận cha con, anh có thể đổi họ của con sang họ anh. Anh có thể tham khảo thủ tục đổi họ qua bài viết dưới đây: https://luatminhgia.com.vn/thu-tuc-doi-ho-cho-con-khi-cha-la-nguoi-nuoc-ngoai.aspx

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo