Hoài Nam

Hỏi về vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng.

Chế độ hôn nhân một vợ một chồng là nguyên tắc cơ bản của pháp luật hôn nhân và gia đình. Nguyên tắc này thể hiện quyền dân chủ, nam nữ bình đẳng. Chế độ một vợ một chồng cũng là một trong những cơ sở quan trong bảo vệ hôn nhân giữa vợ và chồng. Do đó, những hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật tùy thuộc vào mức độ của hành vi.

Câu hỏi: E chào anh, chị. E có một vẫn đề cần tư vấn về xử lý vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng cần nhờ anh chị tư vấn cho em với ạ. Em lấy vợ đã được 6 năm rồi ạ và có với nhau một đứa con trai. Thời gian đầu thì tình cảm vợ chồng không có chuyện gì ạ. Nhưng kể từ năm 2014 đến nay vi điều kiện gia đình nên em phải đi làm ăn xa nhà. Nên vợ em đã ngoai tình với người khác và chửi bới em và không cho em đụng vào người. Em vì thương con nên đành phải chấp nhận. Vậy quý công ty cho e hỏi vậy em có thể kiện người phá hoại gia đình em được không ạ. Em xin cảm ơn nhiều ạ. Mong quý công ty giúp em với. 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Luật Minh Gia. Đối với trường hợp của bạn tôi xin tư vấn như sau:

Theo quy định tại điểm c, khoản 2 điều 5 Luật hôn nhân gia đình có quy định về các hành vi cấm  như sau:

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

Theo như bạn cung cấp thì vợ của bạn và người kia đã  vi phạm vào điều cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Vì thế, bạn có thể gửi đơn lên Ủy ban nhân dân xã đề nghị xử lý hành vi vi phạm pháp luật của vợ bạn và người đàn ông đó.

Khoản 1 Điều 48 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định:

"1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

d) Kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

đ) Kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi;

e) Kết hôn giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Trân trọng!

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo