Cà Thị Phương

Vợ có con riêng có được quyền nuôi con không?

Kính chào luật sư! Cho tôi hỏi về quyền nuôi con khi vợ đã có con riêng như sau: Tôi sinh năm 1986 hiện nay là cán bộ nhà nước. Vào năm 2005 tôi có kết hôn đến năm 2009 thì tôi ly hôn và chúng tôi có với nhau 1 con chung hiện nay đã 9 tuổi, hiện nay con chúng tôi do vợ nuôi và cô ấy không yêu cầu tôi cấp dưỡng. Đến năm 2016 tôi kết hôn lần thứ 2.

Vợ thứ 2 này làm chung ngành với tôi, trước khi kết hôn với tôi thì cô ấy cũng đã có chồng và 1 đứa con riêng. Hiện nay , chồng cô ấy đã chết và con của cô ấy thì cô ấy giao lại cho em ruột nuôi. Trong thời gian sinh sống với người vợ thứ 2 này chúng tôi có 1 con chung, hiện nay bé đã 24 tháng tuổi.

Sống với người vợ sau này tôi cảm thấy không hạnh phúc, cô ấy không chăm lo con chung của chúng tôi mà hoàn toàn đổ hết mọi trách nhiệm cho tôi chăm lo cho bé. Về tiền bạc thì cô ấy không rõ ràng minh bạch. Chúng tôi đã xảy ra mâu thuẫn nhiều lần về việc này. Hiện nay cô ấy đã dẫn con chung của chúng tôi về bên ngoại khoảng 1 tuần nay. Vậy nay, kính mong luật sư tư vấn nếu tôi và cô ấy ly hôn thì tôi có được quyền nuôi con chung của mình hay không?

Vì những lẽ như sau: thứ nhất, nơi cô ấy làm việc cách nhà mẹ của cô ấy khoảng 60km, 1 tuần cô ấy mới về chăm sóc cho con tôi được 1 lần vào ngày nghỉ. Trong khi đó nơi làm việc của tôi cách bên nội thì gần hơn(hiện chúng tôi sống chung với cha mẹ, của tôi) tôi có đủ thời gian chăm sóc cho bé hơn(sáng đi làm chiều về với bé).

Thứ 2 tôi không có cấp dưỡng cho đứa con trước. Trong khi đó đối với con riêng của mình cô ấy còn gửi người khác nuôi thì làm sao có thể chăm lo cho con chung của chúng tôi. Vậy nay kính mong luật sư tư vấn giúp tôi xin thành thật cám ơn.

Tư vấn: Vợ có con riêng có yêu cầu giành quyền nuôi con khi ly hôn?

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

- Quy định về quyền nuôi con

Căn cứ tại khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định:

"Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."

>> Giải đáp vướng mắc về quyền nuôi con khi ly hôn, gọi: 1900.6169

Như vậy, nếu vợ chồng bạn ly hôn mà không thỏa thuận được ai là người trực tiếp nuôi con thì theo sự quyết định của Tòa án, con sẽ được giao cho vợ bạn trực tiếp chăm sóc (do con bạn mới 24 tháng tuổi) trừ trường hợp bạn có thể thuyết phục được thẩm phán rằng vợ bạn không đủ điều kiện để nuôi con:

- Về điều kiện vật chất: việc làm, điều kiện sống,...

- Về điều kiện tinh thần: thời gian dành cho con, tình cảm,...

Ngoài việc chứng minh vợ bạn không đủ điều kiện thì bạn cũng phải chứng minh được bạn có đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con.

---

Tư vấn về quyền nuôi con khi giải quyết ly hôn

Câu hỏi:

Chào Luật Sư! cho em hỏi tư vấn về việc nuôi con và quyền nuôi con khi ly hôn như sau: Em nhờ tư vấn em làm kế toán công ty du lịch, chồng em làm bếp cho quán,chúng em kết hôn được 4 năm và có 2 bé,vợ chồng em đi làm ở xa gởi cháu về cho nội coi dùm khoảng 1 năm nay.

Do cách sống không hợp nhau nên muốn ly hôn và nuôi 2 bé, nhưng chồng em không đồng ý,em không muốn chia cắt 2 anh em nó, do đặc thù công việc em làm việc hành chính nên 2 bé đi học về em có thể chăm sóc, còn chồng em chủ yêu là làm ban đêm đến 11,12h khuya mới về.

Tính tình chồng em rất nóng nảy hay dùng bạo lực đòn roi với vợ con, em đã khuyên rất nhiều lần mà không được, nay em muốn ly hôn và rước cả 2 bé về nhà ngoại sống và học tâp, nhưng em biết chồng và mẹ chồng em sẽ không đồng ý vì rất thương bé lớn,em phải làm sao để giành được quyền nuôi con, nhờ luật sư tư vấn.

Trả lời tư vấn:

Chào chị! đối với yêu cầu hỗ trợ của chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự sau đây:

>> Vấn đề giành quyền nuôi con và chia tài sản khi ly hôn

>> Tư vấn về quyền nuôi con và chia tài sản chung sau ly hôn

Theo đó, để xác định quyền nuôi con sẽ còn tùy vào: (1) tuổi của con, (2) điều kiện mọi mặt của hai bên cha mẹ và (3) mong muốn của con. Nếu chị có bằng chứng về việc chồng thường xuyên đi làm đến 11h, 12h đêm thì có thể dựa vào đó để nói chồng không có đủ điều kiện thời gian chăm sóc con. Đồng thời, nếu chị có thêm bằng chứng về bạo lực gia đình thì sẽ dựa vào bằng chứng này để nói rằng ở với một người cha bạo lực như vậy ảnh hưởng đến sự an toàn của con, chưa kể việc được nuôi dạy bởi một người cha bạo lực như vậy cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của các cháu.

---------

Vợ chồng ly hôn con 7 tuổi ở với ai?

Câu hỏi:

Xin chào luật sư Cho cháu hỏi về vấn đề ly hôn và giành quyền nuôi con Cháu và vợ đã có 1 con trai dược 7 tuổi chau sống cùng ông bà nội tu khi còn nhỏ . Vợ chông cháu đã sống ly thân được hơn 1 năm . Cháu cũng có công việc ổn định thu nhập cao nếu như vợ chồng cháu ly hôn cháu có được quyền nuôi con không bởi cháu rất thương con cháu Cảm ơn luật sư.

Trả lời tư vấn:

Chào anh! đối với yêu cầu hỗ trợ của anh chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự thông qua bài viết cụ thể sau đây:

>> Vần đề giành quyền nuôi con khi ly hôn

Theo đó, nếu hai vợ chồng không thỏa thuận được về người trực tiếp nuôi cháu sau ly hôn và con anh đủ 7 tuổi vào thời điểm xử thì Tòa sẽ căn cứ vào mong muốn của cháu để phân xử người có quyền trực tiếp nuôi cháu; nếu con anh chưa đủ 7 tuổi vào thời điểm xử thì tùy thuộc vào 2 bên bố mẹ, ai chứng minh được mình có điều kiện mọi mặt tốt hơn thì sẽ giao cháu cho bên đó trực tiếp nuôi.

---

Quyền nuôi con 21 tháng tuổi khi ly hôn quy định thế nào?

E chào các anh chị luật sư. Em có điều muốn hỏi và rất mong nhận được phản hồi của quý anh chị đối với trường hợp của em. E lấy chồng năm 2016, hiện tại có 1 bé gái 21 tháng tuổi. Hôn nhân của em ko có tình yêu. Là em không yêu chồng và không muốn sống chung với anh ta nữa. Không phải do lý do ngoại cảnh nào khác, em chỉ muốn được nuôi con 1 mình và không gắn bó đời em vào bất kì người đàn ông nào cả.

Vậy anh chị cho em hỏi, lý do như vậy thì toà án có giải quyết cho em không  ạ? Sống với người em không yêu, em mệt mỏi và thấy mình giả tạo quá. Em là 1 đứa lớn lên trong gia đình khuyết, bố mẹ em cũng ly hôn khi em 13 tuổi. Em đã cố sống để con gái được đủ đầy yêu thương, không muốn con lặp lại sự tủi thân thiếu thốn của em. Nhưng em không cố được nữa rồi. Tình cảm trong e đã nhạt nhoà lắm rồi. Em hiện tại đang đợi đi học tiếng để đi nước ngoài.

Vậy nếu ly hôn, em có được quyền nuôi con gái em không ạ? Em không thể không có con em. Con gái là tất cả của cuộc đời em. Mong anh chị tư vấn giúp cho em với ạ. Em xin cảm ơn ạ

Trả lời tư vấn:

Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự thông qua bài viết cụ thể sau đây:

>> Quy định về quyền nuôi con dưới 36 tháng tuối khi ly hôn

Theo đó, con bạn dưới 36 tháng tuổi thì tòa án vẫn quyết định giao con cho mẹ trực tiếp nuôi con, bạn có quyền yêu cầu người bố của đứa bé thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Về căn cứ ly hôn: Nếu có căn cứ nhận thấy được tình cảm giữa vợ chồng bạn không còn, đời sống hôn nhân không thể tiếp tục kéo dài được nữa thì tòa án sẽ quyết định cho ly hôn.

------

Chồng ngoại tình ly hôn có được quyền nuôi con?

Xin chào luật sư. Luật sư cho tôi hỏi trường hợp vợ chồng tôi. Tôi lập gia đình được gần 2 năm. Đã có 1 con chung được 7 tháng tuổi. Chồng tôi có ngoại tình và bị tôi phát hiện đã nhắc nhở và bỏ qua vì con. Nhưng chông tôi không chấm dứt mối quan hệ đó. Chồng làm công nhân còn tôi sinh con vẫn ở nhà.

Nếu trong trường hợp vợ chồng ly hôn thì quyền nuôi con thuộc về ai. Tôi có quyền nuôi con không. Và chông tôi có vi phạm pháp luật điều bao nhiêu của bộ luật hình sự. Có bị phạt tù không ạ. Mong luật sư chỉ bảo.

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Về giành quyền nuôi con anh/chị có thể tham khảo bài viết sau: Giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn

Về việc xử lí hành vi ngoài tình anh/chị có thể tham khảo bài viết sau: Có thể khởi kiện hành vi ngoại tình hay không

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo