LS Nguyễn Phương Lan

Mẹ đi lấy chồng bố có quyền nuôi con không?

Luật sư tư vấn về quyền thay đổi quyền nuôi con sau khi đã ly hôn, sau đó người mẹ đi lấy chồng và các vấn đề pháp luật Hôn nhân gia đình liên quan. Nội dung hỏi và trả lời tư vấn như sau:

Câu hỏi:

Nhờ Luật sư tư vấn giúp. Vợ chồng tôi lấy nhau từ năm 2016 đến tháng 1/2018 có 1 con gái nhưng đến tháng 11/2020 thì chúng tôi ly hôn, lúc đó con tôi chưa được 36 tháng tuổi nên tòa án đã quyết định con được ở với Mẹ. Trước khi ly hôn cháu ở với Ông Bà Nội từ nhỏ, sau khi ly hôn thì Mẹ cháu đón về ở cùng với Ông Bà ngoại.

Theo quyết định thì tôi vẫn có quyền chăm nom và giáo dục con gái, nhưng mỗi lần tôi điện thoại cho vợ cũ thì đều không nghe máy. Vợ cũ tôi sắp lập gia đình mới và cũng đi tối ngày. Mẹ Vợ cũ tôi cũng đã từng cấm tôi không cho đến thăm con tôi và vợ cũ tôi cũng cấm không cho tôi đón con. Hiện nay con tôi cũng đã ngoài 36 tháng tuổi vì vậy tôi muốn thay đổi quyền nuôi con thì có được không và thủ tục như thế nào? xin cảm ơn.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn cho công ty Luật Minh Gia chúng tôi, công ty xin được tư vấn về trường hợp này như sau:

Về quyền chăm sóc nuôi dưỡng con sau ly hôn

Theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì bạn có quyền được thăm nom, chăm sóc con như sau:

"Xem chi tiết quy định".

Như vậy, có thể thấy, bạn hoàn toàn có quyền thăm nom, chăm sóc cho con sau ly hôn mà không ai có quyền ngăn cấm, cản trở.

Thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng con sau khi ly hôn

Như bạn trình bày, vợ cũ bạn chuẩn bị lập gia đình mới và nếu như hiện nay bạn đáp ứng đủ điều kiện về quy định sau về việc thay đổi quyền trực tiếp nuôi con thì bạn hoàn toàn có quyền nộp hồ sơ để yêu cầu thay đổi quyền nuôi con khi xác định được và điều kiện được quy định điều 3 điều 84 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định:

>> Luật sư tư vấn về thay đổi người nuôi con, gọi: 1900.6169

"2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên."

Có thể thấy, nếu như bạn xác định được bên mẹ của bé không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của bé thì bạn có quyền làm hồ sơ để thay đổi quyền nuôi con.

Về thủ tục thay đổi người nuôi dưỡng con

Đối với thủ tục này chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tư, bạn có thể tham khảo tại bài viết sau :

>> Thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề: Quyền thay đổi quyền nuôi con sau khi đã ly hôn.  Nếu còn vướng mắc hãy liên hệ Luật Minh Gia để được giải đáp.

Trân trọng.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo