Nguyễn Ngọc Ánh

Hỏi về công nhận thuận tình ly hôn và tranh chấp quyền nuôi con

Kính chào Luật sư Trước tiên cho em gửi lời chúc sức khỏe đến Luật sư, gia đình và toàn thể Anh, Chị Công ty. Nay em xin được nhờ Luật sư tư vấn

 

Nội dung yêu cầu: Vợ chồng em kết hôn năm 2009, có 1 cháu gái sinh 22/1/2014,  thì vừa 11/2016 thì thuận tình ly hôn. Con do em nuôi, tài sản, nợ chung không có.  Ngày vừa qua Tòa có tổ chức hòa giải để hàn gắn nhưng 2 vợ chồng nhưng 2 vợ chồng em thuận tình và tòa có làm biên bản hòa giải.  Thì tòa án hẹn 1 tuần nửa tức 24/12/2016 sẽ lấy quyết định. Nhưng nay em vợ lại lật lộng là đòi tranh chấp quyền  nuôi con. Vậy cho em hỏi nhờ Luật sư tư vấn. 1- Trường hợp như vậy tòa sẽ xử lý theo hướng nào. Vì lúc đầu thuận tình ly hôn nay giờ đổi lại là tranh chấp quyền nuôi con. 2-Nếu việc khởi kiện sẽ kéo dài khoảng mấy tháng ? 3- Nếu tranh chấp nuôi con thì con dưới 36 tháng tuổi sẽ xử ra sao ? tại em đọc web là con dưới 36 tháng do mẹ nuôi. Trong khi đó lúc 6 tháng tuổi gửi cho gia đình bên nội nuôi đến nay. Hai vợ chồng cuối tuần mới về. Kinh tế toàn mình em lo. Vợ phụ thuộc kinh tế về em. Hiện tại vợ em vừa đi học, vừa làm trình dược viên, kinh tế không ổ định, em vẫn cho tiền đi học và chi tiêu, không có nhà ở chỉ ở trọ. Con của em thì ở bên nhà nội nuôi. 4- Nếu trường hợp tòa giải quyết con do mẹ nuôi vậy em khi con trên 36 tháng tuổi em có quyền làm đơn thay đỏi quyền nuôi con được không. (em hiện tại làm quản lý Trình dược viên cho 1 Công nhà nước, và có 1 quầy thuốc tây) Dạ cám ơn Luật sư nhiều!

 

Trả lời: Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi yêu cầu tới Công ty Luật Minh Gia! Yêu cầu của anh được tư vấn như sau:

 

1. Trường hợp như vậy tòa sẽ xử lý theo hướng nào. Vì lúc đầu thuận tình ly hôn nay giờ đổi lại là tranh chấp quyền nuôi con.

 

Điều 397 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về hòa giải và công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn:

 

"...

4. Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành thì Thẩm phán ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự theo quy định tại Điều 212 của Bộ luật này khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

 

a) Hai bên thực sự tự nguyện ly hôn;

 

b) Hai bên đã thỏa thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản chung, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con;

 

c) Sự thỏa thuận phải bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, con.

 

5. Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành và các đương sự không thỏa thuận được về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Tòa án đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và thụ lý vụ án để giải quyết. Tòa án không phải thông báo về việc thụ lý vụ án, không phải phân công lại Thẩm phán giải quyết vụ án. Việc giải quyết vụ án được thực hiện theo thủ tục chung do Bộ luật này quy định".

 

Điều 212 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định quyền ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự:

 

"1. Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

 

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.

 

2. Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án".

 

Căn cứ Khoản 4, Khoản 5 Điều 397; Khoản 1, Khoản 2 Điều 212 Bộ luật tố tụng dân sự, trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành mà các bên tự thỏa thuận được với nhau đầy đủ các điều kiện: “Hai bên thực sự tự nguyện ly hôn; Hai bên đã thỏa thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản chung, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con; Sự thỏa thuận phải bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, con” thì Thẩm phán có thẩm quyền ra quyết định công nhận thỏa thuận của các bên khi hết thời hạn 07 ngày mà các bên không thay đổi quan điểm thỏa thuận.

 

Theo đó, trong thời hạn 07 ngày mà vợ của anh thay đổi quan điểm đã thỏa thuận trong biên bản hòa giải theo hướng tranh chấp quyền nuôi con thì trong phạm vi thẩm quyền Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết vụ việc công nhận thuận tình ly hôn và thụ lý để giải quyết vụ án theo thủ tục chung.

 

2. Nếu việc khởi kiện sẽ kéo dài khoảng mấy tháng?

 

Điều 203 Bộ luật tố tụng dân sự quy định thời hạn chuẩn bị xét xử:

 

“1. Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án, trừ các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài, được quy định như sau:

 

a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này thì thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;

 

b) Đối với các vụ án quy định tại Điều 30 và Điều 32 của Bộ luật này thì thời hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.

 

Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này và không quá 01 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này.

....

4. Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng”.

 

Điều 28. Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án: “1. Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn....”.

 

Căn cứ Điểm a Khoản 1, Khoản 4 Điều 203; Điều 28 Bộ luật tô tụng dân sự thì thời hạn tối đa để giải quyêt vụ án ly hôn là 08 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.

 

3. Nếu tranh chấp nuôi con thì con dưới 36 tháng tuổi sẽ xử ra sao?

 

Trường hợp cha giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì anh có thể tham khảo tại bài viết:Cha giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi

 

Đối với vụ án trên, để giành được quyền nuôi con thì anh cần cung cấp cho TAND căn cứ chứng minh vợ anh không đủ điều kiện nuôi con. Một sô tình tiêt anh có thể quan tâm và trình bày tơi HĐXX như: vợ đang là sinh viên, thu thập không có hoặc không ổn định, nơi ăn chốn ở không đảm bảo để chăm sóc cháu, hay thường xuyên không có thời gian để chăm cháu,.....để chưng minh vợ của anh không co điều kiện để chăm sóc, nuôi dưỡng con chung của hai người.

 

Tuy nhiên, do không có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này nên chúng tôi không đưa ra được kết luận cụ thể. Việc quyết định do HĐXX trong phạm vi thẩm quyền Nhà nước trao. Trường hợp không được trực tiếp nuôi con thì anh có nghĩa vụ cấp dưỡng để cùng vợ cũ chăm sóc, nuôi dưỡng cháu.

 

Lưu ý: Ly hôn chỉ châm dứt quan hệ vợ chồng theo phap luật, còn quan hệ giữa cha, mẹ với con vẫn tồn tại và vẫn có nghĩa vụ với nhau.

 

4. Nếu trường hợp tòa giải quyết con do mẹ nuôi vậy em khi con trên 36 tháng tuổi em có quyền làm đơn thay đỏi quyền nuôi con được không?

 

Về yêu cầu này, anh có thể tham khảo tại bài viết: Quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con

 

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Hỏi về công nhận thuận tình ly hôn và tranh chấp quyền nuôi con. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng!

Phòng tư vấn – Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo